Bộ Trống Trung Hoa
Thời Trung Hoa cổ đại, trống được mệnh danh là thông thiên thần khí, và trống trận là loại trống xuất hiện sớm nhất. Với âm thanh hùng tráng mạnh mẽ, hơn nữa còn truyền đi rất xa, trống trận giữ vai trò quan trọng trong việc cổ vũ sĩ khí của quân đội trong khi chiến đấu và uy hiếp tinh thần quân địch.
Vào thời đại nhà Chu (1046-256 trước Công Nguyên), khi phân loại nhạc cụ thì trống thuộc loại nhạc cụ được sử dụng rộng rãi nhất. Nó trở thành một nhạc cụ phổ biến và thường thấy trong các lễ cũng tế trong chùa chiền cũng như trong các yến tiệc cung đình.
Vỏ trống thường được làm bằng gỗ, còn mặt trống làm bằng da thú. Thông thường, khi đường kính thân trống càng lớn, thì âm thanh phát ra càng thấp. Để tạo ra các âm thanh khác nhau, các tay trống sẽ đánh vào các bộ phận khác nhau của trống, ví dụ như phần vành trống là nơi giao nhau giữa phần da và gỗ, thành trống, hay thậm chí là phần đinh tán kim loại dùng để vít cố định lớp da.
Các tiết mục Shen Yun sử dụng nhiều loại trống làm đạo cụ trên sân khấu. Phổ biến nhất là trống lưng, trống trận, và trống bát giác.