Phương pháp trị liệu của Trung Hoa cổ xưa: Bấm huyệt

Các phương pháp trị liệu cổ xưa được đúc kết từ 5000 năm của nền văn minh Trung Hoa là khởi nguồn ý tưởng cho chúng ta áp dụng ngày nay.

Một buổi sáng mùa xuân trong trẻo, công ty chúng tôi đến Théâtre du Passage tại Switzerland’s Neuchâtel. Chúng tôi dợt múa sau hậu trường trước khi thưởng thức một bữa ăn trưa hỗn hợp Trung Hoa – Thụy Sĩ hấp dẫn. Mọi thứ diễn ra rất bình thường.

Sau đó, vào buổi chiều, tôi đang đứng xếp hàng bên trái sân khấu. Khi chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng phần diễn của mình và bắt đầu di chuyển thì đột nhiên...

“A, Betty, bạn đang chảy máu!" ai đó nói. Đúng thế. Máu mũi tôi tuôn đầy. Rõ ràng, một diễn viên bị chảy máu mũi ngay đêm mở màn là cảnh tượng không thể phớt lờ. Lặp tức, các nhân viên địa phương đỡ tôi nằm xuống ghế dài.

“Tôi biết bấm huyệt!" Vài người chị em nói.

“Đó là ngón đeo nhẫn!”

“Không, ngón giữa!”

“Nhưng ở phía đối diện!"

“Cổ! Cổ!"

Chẳng mấy chốc tôi liền bị ấn nhiều chỗ. Sau một vài sự lóng ngóng bi hài, máu ngừng chảy. Và nó khiến tôi tự hỏi… huyệt nào mới là bí quyết?

Một nghệ thuật cổ đại

Trong các phương pháp trị liệu, y học cổ truyền Trung Quốc và y học hiện đại Phương Tây thì hoàn toàn khác nhau. Y học Trung Quốc tin rằng vũ trụ và cơ thể con người có liên hệ với nhau. Vũ trụ là một biểu hiện vĩ mô của cơ thể, và ngược lại, các biểu hiện vi mô của vũ trụ tồn tại bên trong cơ thể chúng ta.

Cơ thể được xem như là một thực thể toàn diện thay vì là các hệ thống riêng biệt (các cơ quan, xương, hệ thần kinh, vv..). Năng lượng cần thiết (khí) chảy qua các kinh mạch, chạy dọc trên toàn bộ cơ thể để điều chỉnh toàn bộ con người chúng ta.

Không cần quét CAT, không cần robot phẫu thuật, không cần cộng hưởng từ, phương pháp điều trị cổ xưa làm hoàn toàn bằng tay. Trong bấm huyệt, huyệt chính được mát xa để giải phóng khí bị chặn trên các kênh năng lượng của cơ thể. Kinh mạch lưu thông giúp chúng ta vui vẻ, khỏe mạnh, và phát triển toàn diện. Ngày nay, các nhà khoa học phối hợp bấm huyệt với xung điện sinh học, hóc môn giảm đau, và máy truyền tín hiệu đau.

Giống như tất cả phương pháp truyền thống Trung Hoa, bấm huyệt có tầng ý nghĩa sâu sắc hơn. Mỗi huyệt đạo có tên biểu thị ý nghĩa của nó. Nhưng khi thuật ngữ phương Tây xác định chúng với các con số và chữ cái, cả hai ý nghĩa bề mặt của các huyệt đạo và nội hàm thâm sâu của nó đều biến mất. Dưới đây là một vài ví dụ. 

Những Huyệt hữu ích

Trong thời gian lưu diễn, chúng tôi bỏ ra khoảng nửa năm và rất nhiều bạn có thể du lịch thường xuyên, đôi khi không thể tránh khỏi cảm giác mệt mỏi khó chịu. Làm thế nào mà người cổ xưa khống chế những cơn đau mỏi?

'Huyệt Hợp Cốc' – The All-Purpose Booster (合谷)

Vị trí: Trên mặt sau của bàn tay của bạn, giữa các xương dẫn đến các ngón cái và ngón trỏ.

Tác dụng: chữa nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, nhức đầu, đau họng, hắt hơi , các triệu chứng sốt và các triệu chứng dị ứng lạnh; làm giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp, tăng cường sức đề kháng. (* Không nên thoa bóp khi mang thai, có thể dẫn đến dục thai.)

‘Huyệt Túc Tam Lý’ – Tiêu hóa (足三里)

Vị trí: Cách đầu gối về phía dưới khoảng 4 chiều ngang ngón tay, bên ngoài xương chày. Một cơ xuất hiện khi bạn gập cổ chân lại.

Tác dụng: Những người lính thường thoa bóp huyệt này sau mỗi ba dặm hành quân để giữ sức bền và tăng cường năng lượng. Giúp chống lại các rối loạn tiêu hóa và đau bụng. Điều hòa dạ dày, lá lách và ruột. Thúc đẩy khí huyết lưu thông.

‘Huyệt Nội quan’ - Chóng mặt ói mửa (內關)

Where: Ngửa bàn tay lên, cách trung tâm nếp gấp cổ tay một khoảng bằng 2 chiều ngang ngón tay về phía dưới.

Tác dụng: Chữa chóng mặt ói mửa, lo lắng, đau dạ dày, ốm nghén, vv.

‘Huyệt Thần môn’ - Chứng mất ngủ (神門)

Vị trí: Ngửa bàn tay lên, bấm cổ tay bên phía ngón út.

Tác dụng: Chữa mất ngủ do suy nhược thần kinh, suy nghĩ hoạt động quá mức. Giúp thư giãn tinh thần.

Vậy, chảy máu cam thì sao? Vì cơ thể là một khối liên kết nên có rất nhiều huyệt vị có thể chống lại hầu hết bệnh, và các huyệt vị cũng làm việc cùng nhau. Nhiều huyệt từ đầu đến chân có thể giúp ngăn chặn chảy máu cam. Dưới đây là bốn trong số các huyệt đó:

‘'Huyệt TÌNH MINH’ (睛明 ) - Cũng giúp giảm đau mắt. Vị trí: hốc mắt phía trong và trên các ống tiết nước mắt.

‘Huyệt Khổng Tối’ (孔最) - Cùng với huyệt ”Nghinh hương’ (迎香) làm giảm bớt các vấn đề xoang. Vị trí: cách nếp gấp cổ tay 7 ngón tay về phía trên . Huyệt “Nghinh hương” bạn có thể tìm thấy bên ngoài lỗ mũi trên viền miệng (gọi là nhân trung).

‘'Huyệt Thiên Phủ’ (天府) - Tác dụng với các bệnh về phổi. Vị trí: cách nách 3 ngón tay về phía dưới, giữa vai và bắp tay.

‘Huyệt Ẩn Bạch’ (隱白) - Tác dụng điều hòa mạch máu. Vị trí: bên cạnh góc trong móng chân cái.

Tri thức đáng quý

Có lẽ tất cả chúng ta có thể rút ra từ tri thức cổ xưa những điều có ích cho đời sống của chúng ta ngày nay. Có vẻ nghịch lý khi nghĩ rằng người xưa biết được những thứ mà chúng ta không biết, nhưng nếu chúng ta nhìn vượt ra các kỹ thuật tiên tiến, chúng ta có thể nhận ra rằng đôi khi những phương pháp cổ xưa, mặc dù rất đơn giản, nhưng có tính thực tiễn và hiệu quả rất cao. 

Cảnh báo: Bạn có thể làm thử, nhưng đừng thoa bóp quá mạnh. Đây chỉ là những lời khuyên từ văn hóa truyền thống Trung Quốc. Chúng không thể thay thế hoàn toàn cho việc chăm sóc y tế và chỉ được nêu ra ở đây như một chủ đề thú vị, không phải là tư vấn y tế.

Betty Wang

Betty Wang

Nhà văn đóng góp

April 5, 2015

Bình luận