Khi nghĩ về mùa đông, bạn thường liên tưởng đến điều gì? Đó là một tách cacao nóng? Một chiếc bánh nướng mới ra lò? Một chiếc bánh cuộn hương quế ngọt ngào và ấm áp? Chờ đã… tại sao tất cả lại đều là đồ ăn?
Vào mùa đông, cơ thể con người có xu hướng tích lũy nhiều chất béo hơn để giữ ấm, đó có thể là lý do khiến bạn thường xuyên thèm ăn. Tuy nhiên, sử dụng thức ăn có hàm lượng calo cao, súp và đồ uống nóng như một nguồn cung cấp nhiệt không phải là một chiến lược tốt về lâu dài. Và nhiệt lượng của chúng cũng không kéo dài.
Để giữ ấm, chúng ta nên tìm cách làm tăng cường lưu thông máu và việc hiểu được đặc tính của các loại thực phẩm khác nhau có thể giúp chúng ta đạt được điều đó.
Vậy chúng ta hãy cùng xem xét một số ứng cử viên tốt để đưa vào giỏ hàng của bạn nhé.
Thịt cừu
Theo một cuốn sách thảo mộc học của Trung Quốc tên là Bản thảo cương mục được viết bởi y học gia vĩ đại Lý Thời Trân vào thế kỷ XVI, thịt cừu có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Với vị thanh và ngọt nhẹ, thịt cừu cũng là một lựa chọn tốt cho những người thường quan tâm tới lượng cholesterol và cân nặng của họ. Các công thức chế biến thịt cừu phổ biến ở châu Á gồm có thịt cừu hầm với các loại thảo mộc, thịt cừu áp chảo với hành lá và súp thịt cừu củ cải. Tất cả đều được phủ lên trên bởi các nguyên liệu giữ nhiệt, những món ăn này là lựa chọn tuyệt vời cho một bữa ăn mùa đông.
Cải cúc
Cải cúc là lá của một loại cây họ cúc có thể ăn được, và là một loại rau xanh phổ biến trong mùa đông trong thực đơn của người Trung Quốc. Các sách y học cổ truyền Trung Quốc nói rằng cải cúc có tác dụng bồi bổ dạ dày, giảm đờm và giảm căng thẳng. Chế biến cải cúc không cần nhiều gia vị mà vẫn có mùi vị ngon, vậy nên đây là lợi thế khiến cải cúc trở thành người bạn của những người không thạo nấu nướng.
Mộc nhĩ
Theo thuyết ngũ hành của người Trung Hoa, nước tượng trưng cho mùa đông, thận và màu đen. Và vì vậy vào mùa đông chúng ta nên chăm sóc thận thật tốt để luôn khỏe mạnh. Bạn có thể bắt đầu bằng việc chọn thực phẩm mang màu sắc của mùa. Do có hàm lượng dinh dưỡng cao, mộc nhĩ là một lựa chọn tuyệt vời. Chất sắt trong mộc nhĩ có thể tăng cường lưu thông máu và cải thiện khả năng chịu lạnh. Mộc nhĩ cũng được biết đến với tác dụng tốt cho tiêu hóa và giảm cân. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, theo y học thì mộc nhĩ không thích hợp với người yếu dạ dày, phụ nữ cũng nên tránh dùng mộc nhĩ vào một số ngày nhất định trong tháng.
Đậu đen
Đây lại là một loại thức ăn có màu tối khác! Loài đậu đen khiêm tốn được gọi là "vua của các loại đậu" do những chức năng đáng kinh ngạc của nó. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, đậu đen chứa các chất chống lão hóa hiệu quả, thường xuyên dùng đậu đen giúp bạn có một vẻ ngoài khỏe mạnh và trẻ trung. Đậu đen có hàm lượng đạm cao, khiến nó trở thành thức ăn phổ biến của những người ăn chay. Nó cũng có tác dụng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, bảo vệ mắt và sức khỏe tim mạch. Nếu bạn cảm thấy chỉ có đậu không thì hơi khó ăn, bạn có thể làm món đậu ngon hơn bằng cách tráng đường, áp chảo hoặc rang. Bạn có thể dễ dàng chế biến đậu đen thành một món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe và bạn có thể thưởng thức bất kỳ lúc nào!
Khoai lang
Một loại thức ăn mà bạn sẽ không muốn thiếu trong mùa đông là khoai lang. Từ thời cổ đại, khoai lang đã được sử dụng để bồi bổ cơ thể. Khoai lang được cho là có thể làm trung hòa muối natri và giảm huyết áp, cũng như chứa một số chất có lợi cho hệ tiêu hóa và giảm cân.
Vậy, thực đơn mùa đông của bạn là gì? Hãy chia sẻ với chúng tôi cách bạn giữ ấm và khỏe mạnh trong những tháng giá lạnh nhé.
Mong được sớm gặp các bạn!
Ăn đúng cách và giữ ấm vào mùa đông