Triều đại nhà Hán
Triều đại nhà Hán chia thành Tây Hán (206 TCN - 8 SCN) và Đông Hán (25 SCN - 220 SCN), vào giai đoạn giữa có Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, lập nên triều đại nhà Tân.
Hoàng đế khai quốc triều đại nhà Hán là Lưu Bang. Con trai của Lưu Bang là Hán Văn Đế Lưu Hằng và cháu là Hán Cảnh Đế Lưu Khải đã theo chủ trương của Hoàng Lão (Lão Tử và Hiên Viên Hoàng Đế) để trị quốc, ban hành chính sách khôi phục nguyên khí, khai sáng thời kỳ phát triển phồn vinh “Văn Cảnh chi trị”.
Triều đại nhà Hán là một triều đại hưng thịnh về các mặt văn hóa và quân sự. Về mặt quân sự, Hán Vũ Đế mở mang bờ cõi, mở rộng bản đồ biên giới lãnh thổ sang phía Tây và phía Bắc với tốc độ nhanh chóng. Về văn hóa, vào triều đại nhà Hán, tam giáo Nho, Phật, Đạo bắt đầu xuất hiện và hình thành. Nó đã đặt định ra quốc hiệu cho dân tộc Trung Quốc - dân tộc Hán. Ngoài ra, người Hán, chữ Hán, Hán ngữ ... đều mang tên là Hán, điều đó thể hiện tầm ảnh hưởng của triều đại nhà Hán tới Trung Quốc. Một trong bốn phát minh lớn nhất của Trung Quốc - nghệ thuật tạo giấy cũng xuất hiện vào thời nhà Hán.
Triều đại nhà Hán là một triều đại với nhiều sử thi anh hùng: các danh tướng đạt được nhiều kỳ tích về mặt quân sự như Hàn Tín, Chu Á Phu, Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh, Lý Nghiễm.
Thời Hán Vũ Đế còn xuất hiện rất nhiều nhân tài, ngoài những danh tướng như Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh, còn có những nhân vật nổi tiếng châu Á như nhà sử học Tư Mã Thiên, nhà văn học Tư Mã Tương Như, nhà ngoại giao Trương Khiên, Tô Vũ, nhà kinh tế học Tang Hoằng Dương, Hoạt Kê, Đông Phương Sóc, v.v.
Bản đồ Trung Quốc đã nhiều lần thay đổi. Vào thời Tần Thủy Hoàng, diện tích lãnh thổ mà nhà Tần cai quản chỉ tương đương với 1/2 diện tích lãnh thổ thời Hán Vũ Đế cai trị, và tương đương với 1/3 diện tích bản đồ Trung Quốc hiện nay.
Hán Vũ Đế 16 tuổi kế vị hoàng đế, năm 17 tuổi, ông phái Trương Khiên đi sứ sang Tây Vực. Tiếp đó, Hán Vũ Đế lại bổ nhiệm Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh làm đại tướng, bắt đầu chiến đấu với quân Hung Nô. Ông đã khai thông con đường tơ lụa và mở rộng bản đồ Trung Quốc sang phía Tây. Hán Vũ Đế đã lập ra các đô hộ phủ tại Tây Vực (nay là Tân Cương).
Thời Tây Hán tổng cộng có 12 hoàng đế. Vào cuối thời Tây Hán, họ ngoại chuyên quyền đưa Vương Mãng lên ngôi vua khiến nông dân tạo phản, thành lập nên rất nhiều chính quyền. Lưu Tú, cháu chín đời của Hán Cao Tổ Lưu Bang lại một lần nữa thống nhất Trung Quốc, xây dựng vương triều Đông Hán. Sau khi Quang Vũ Đế băng hà, con trai thứ tư của ông Lưu Trang kế vị, xưng là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế. Vào thời của Hán Minh Đế, Phật Pháp chính thức được truyền vào Trung Quốc.
Thời Đông Hán tổng cộng có 12 vị hoàng đế, đến cuối thời Đông Hán, hoạn quan và họ ngoại tranh quyền đoạt lợi, cả hai bên đều thiệt hại. Quân tạo phản Đổng Trác ở phía Tây Bắc dẫn quân vào Lạc Dương, bắt đầu thời kỳ hỗn chiến. Sau đó Tào Tháo cơ bản thống nhất từ khu vực Trường Giang trở lên phía Bắc, Tôn Quyền chiếm giữ Giang đông, Lưu Bị chiếm lĩnh Tây Thục. Năm 220 SCN, Tào Phi phế bỏ Hán Hiến Đế, thành lập Ngụy quốc. Lịch sử Trung Quốc bước vào thời kỳ thế chân vạc Tam quốc.
July 15, 2011