Điểm A+ cho học giả thời xưa
Bạn nghĩ về trường học như thế nào? Với sự phấn khích hay nỗi sợ hãi? Những sĩ tử thời xưa đều biết tầm quan trọng của việc dùi mài kinh sử—thậm chí còn hơi quá.
Những ngôi trường đầu tiên của Trung Quốc được xây dựng từ hơn 4000 năm về trước. Qua nhiều thiên niên kỷ, tất cả các tầng lớp xã hội khác nhau đều gắng sức học hành trong những học viện trong cung đình, hay các trường quốc lập hoặc các trường tư do các học giả như Khổng tử dựng nên.
Vậy mục đích cuối cùng cùng họ là gì? Chính là để thi đỗ kỳ thi Khoa cử—một hệ thống lựa chọn toàn quốc gia được thiết lập vào thời nhà Tùy (năm 581—618 sau công nguyên) và hoàn thiện vào đời nhà Đường (năm 618—907 sau công nguyên) và có tác dụng đến những năm 1900. Những sĩ tử thi đỗ kỳ thi quận sẽ được tham dự kỳ thi tỉnh và sau đó là kỳ thi quốc gia. Những người đạt kết quả cao sẽ được phong những vị trí khác nhau trong triều đình và sẽ mang lại những vinh dự lớn cho gia đình của họ.
Tinh thần hiếu học lâu đời này đã trở thành bằng chứng trong rất nhiều câu chuyện và được sử dụng trong cuộc sống bình thường. Có lẽ những câu thành ngữ này sẽ khiến bạn chí thú (hay là lo sợ đây) để dùi mài kinh sử chăm chỉ hơn.
Ánh đèn nhỏ bé của tôi
Rất nhiều tư tưởng vĩ đại có một sự khởi đầu khiêm tốn. Quay trở lại thời ấy, những gia đình nghèo khổ đều có cùng khó khăn: không có tiền để thắp nến ban đêm. Nhưng với sự sáng tạo và kiên định, những cậu bé hiếu học này không bao giờ bỏ cuộc…
Thành ngữ: Tạc bích thâu quang (Đục lỗ trên tường mượn ánh sáng) 鑿壁偷光
Lớn lên vào thời Tây Hán (206 trước CN––24 sau CN), cậu bé Khuông Hành không đủ tiền trang trải học phí hay mua sách vở. Thay vào đó, cậu làm việc vặt cho những gia đình giàu có vào ban ngày, đổi sức lao động của mình để được vào thư viện của họ.
Một đêm, trong khi đang nhẩm thơ trong bóng tối, cậu bỗng thấy tia sáng chiếu qua khe tường. Hàng xóm của cậu có một ngọn nến! Cậu nhanh chóng vớ lấy dao díp và khoét cho khe hở lớn hơn. Tia sáng chiếu lên sách đủ để cậu học, và cậu đã học theo cách này.
Thành ngữ: Nang huỳnh ánh tuyết (May túi bắt đom đóm và phản xạ ánh sáng từ tuyết trắng) 囊螢映雪
Trong thời Tấn (265–420 sau CN), hai cậu bé nghèo khó đã biết sử dụng lợi thế của mùa vụ:
Mỗi đêm hè, một cậu bé đi ra ngoài đồng và bắt hàng chục con đom đóm để làm đèn thắp sáng. Cậu bé còn lại thì học ngoài trời trong mùa đông tuyết giá. Tại sao? Đó là cậu tận dụng ánh trăng phải chiếu trên mặt đất đầy tuyết để đọc sách. Mỗi khi tay cậu bé tê cóng không cầm sách được nữa, cậu sẽ chạy vài vòng quanh cánh đồng trước khi quay lại học bài.
Những cậu bé này sau đó đã trở thành Lại bộ Thượng thư và Ngự sử Đại phu.
Sự chuyên cần trong đau đớn vất vả
Thành ngữ: Huyền lương thứ cốt 懸梁刺骨
Bạn đã từng ép bản thân mình vượt qua cơn buồn ngủ trong lớp chưa? Để chiến thắng cơn buồn ngủ, những sĩ tử thời cổ đại cũng phải chịu đựng những cơn đau…
Trong thời Đông Hán (25–220 sau CN), cậu bé Tôn Kính chán ngấy việc buồn ngủ bỏ phí thời giờ quý báu. Cậu đã lấy một sợi dây, một đầu buộc vào tóc và một đầu kia buộc lên trần nhà. Theo cách này, nếu cậu gục đầu xuống ngủ, thì da đầu cậu sẽ bị kéo lên. Từ những nỗ lực này, cậu đã trở thành một chính khách danh tiếng.
Vào thời chiến quốc (475–221 trước CN), nhà mưu lược Tôn Tần đã có khát vọng cao cả. Ông đã có một sự khởi đầu khó khăn, tuy nhiên nhưng lại bị khước từ bởi những chư hầu mà ông du thuyết. Không nản lòng, ông đóng cửa phòng để nghiên cứu nghệ thuật chiến tranh suốt ngày đêm. Đồng hành với ông là chiếc dùi nhọn mà ông dùng đâm vào đùi mỗi khi cảm thấy buồn ngủ. Đúng thế, và máu đã chảy xuống bàn chân.
Sau một năm, ông rời khỏi phòng đi du thuyết bốn phương và đã thành công trong thuyết hợp tung chống Tần.
Thành ngữ: Trình môn lập tuyết (Lập thành đống tuyết trước cửa nhà họ Trình) 程門立雪
Trong thời Bắc Tống (690-1127 sau công nguyên) Dương Chí đã đỗ kỳ thi khoa cử cao nhất. Tuy nhiên vẫn muốn học hỏi nên ông đã quyết định ra đi tìm học giả nổi tiếng nhất thời đó.
Thời vận của Dương Chí không được hanh thông cho lắm: vị sư phụ vừa mới đặt lưng xuống ngủ. Để thể hiện lòng tôn trọng, ông đã kiên nhẫn đợi ngoài cổng trong bão tuyết. Cuối cùng, khi sư phụ Trình Di tỉnh giấc, tất cả những gì ông thấy ngoài cổng là một đống tuyết cao bằng đầu người. Ông đã chấp nhận môn sinh mới này .
Tiếp tục con đường
Một số trong giới học giả có tên tuổi tin rằng họ không bao giờ có thể học đủ.
Thành ngữ: Vi biên tam tuyệt 韋編三絕
Bạn sẽ bỏ ra bao nhiêu năm để nghiên cứu một cuốn sách? Không tử đã viết trong bản Luận ngữ của ông rằng: “Nếu Trời cho ta kéo dài cuộc sống, ta sẽ dành năm mươi năm cho việc nghiên cứu Kinh Dịch, sau đó ta có thể sống mà không có khiếm khuyết lớn.” (Gia ngã sổ niên, ngũ thập dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hĩ)
Lúc tuổi về già, Khổng Tử đảm nhiệm việc chú giải Kinh Dịch. Là một trong năm cuốn sách (Ngũ Kinh) sử dụng trong giáo dục thời đó và là cuốn sách cổ xưa nhất của Trung Quốc, Kinh Dịch giảng giải về vận mệnh, về vũ trụ và về triết học.
Khổng tử đã đọc Kinh dịch khắc trên thẻ tre (thời đó chưa có sách nên khắc vào thẻ tre) nhiều đến mức mà những cái dây da trâu để buộc các thẻ tre bị đứt và phải thay ba lần. Và ông vẫn than thở rằng không có đủ thời gian để học.
Thành ngữ: Vương Hi Chi cật mặc (Vương Hi Chi ăn mực) 王羲之吃墨
Trước khi được mệnh danh là bậc thánh của thư pháp (Thư thánh), Vương Hi Chi (303–361 trước công nguyên) đã được nhìn nhận là cực kỳ cần cù. Thời trẻ, Vương đã chu du nhiều nơi để học thư pháp của tiền nhân. Về đến nhà, ông mải mê luyện tập đến mức quên ăn quên ngủ.
Một lần, một khay bánh bao và nước chấm được mang đến đặt trên bàn ông. Sau đó, phu nhân của ông đến xem liệu ông có bị xao nhãng bởi món ăn yêu thích của ông hay không. Ông đã sao nhãng. Chỉ có điều là ông không muốn mất tập trung khi luyện chữ và đã chấm nhầm bánh bao vào mực viết. “Nước chấm có vị hơi đặc biệt hôm nay”, ông nói với cái miệng đầy mực.
Lời kết dành cho những nhà hiền triết
Tôi không có ý định gợi ý là ai đó phải nên bị tê cóng dưới trời tuyết và bị ngộ độc từ mực viết, hay làm phật ý cha mẹ họ khi làm hỏng đổ đạc. Thay vào đó, hãy tiếp thu những tinh thần hiếu học thời xưa. Học hành chăm chỉ. Đôi khi thắp đèn dầu vào nửa đêm để học (cả nghĩa bóng). Và xem xét liệu bạn cũng còn nhiều điều phải học hay không.
Betty Wang
Nhà văn đóng góp
October 22, 2015