Theo học thuyết Âm Dương của Trung Quốc, các lực đối nghịch sẽ cân bằng lẫn nhau để tạo ra sự hài hòa. Đối với diễn viên múa chúng tôi, không chỉ cần có sự mềm mại, uyển chuyển—mà còn cần cả sức mạnh để có thể thực hiện được những cú bật người… bằng cả tay lẫn chân!
Hãy tìm hiểu câu chuyện thú vị hơn nào
Diễn viên múa cổ điển Trung Hoa phải luyện đôi chân để đạt được sự dẻo dai, sức mạnh, cũng như sự khéo léo nhất. Đá chân bản thân nó vừa là một động tác, vừa là bài tập cơ bản để luyện một loạt các kỹ thuật nhảy, bật, cũng như các kỹ thuật khác. Có thể đá về phía trước, sang bên cạnh, ra đằng sau, hay từ phía trước sang bên cạnh và từ bên cạnh ra phía trước.
Trong tấm hình này chúng ta thấy nghệ sĩ múa chính Chelsea Cai trong một cuộc thi múa, đang thực hiện “cú đá bên hông” (旁腿, bàng thối).
Động tác này trông có vẻ đơn giản nhưng cần phải đạt được những yêu cầu sau:
- Trước hết, phải giữ cho hai chân trên một đường thẳng.
- Luôn chĩa thẳng ngón chân của chân đá lên trên (trừ khi biên đạo múa có yêu cầu khác).
- Cánh tay, thân trên hay chân đỡ phải giữ nguyên khi đá chân. Tuyệt đối không đung đưa, lắc lư hoặc cong người.
- Độ chính xác, tốc độ và độ cao phải đạt mức tối đa!
- Đá ra phía sau.
Một biến thể của động tác đá chân là đảo thích (倒踢), nếu dịch nôm na thì có nghĩa là “chân sau” hay “đá hậu”. Để đá lên được, bạn cần phải có độ mềm dẻo cao và mở hết cỡ hông, toàn bộ cột sống và từ vai đến cánh tay.
Đảo thích tử kim quan (倒踢紫金冠) là động tác đá hậu đòi hỏi phải đạt yêu cầu như tên tiếng Trung của từ này, tức là phải đá hậu sao cho chân chạm đỉnh đầu, chân làm thành chiếc "tử kim quan" (vương miện vàng).
Trong tấm hình này, bạn có thể thấy diễn viên múa chính Angelia Wang đang khởi động trước khi diễn, với động tác đảo thích tử kim quan.
Việc tập luyện động tác đá này sẽ tạo cơ sở quan trọng cho nhiều kỹ thuật múa cổ điển Trung Hoa và thực hiện những cú nhảy bật. Một cú đá hậu đẹp đặc biệt quan trọng đối với nữ diễn viên và là điều bắt buộc phải có, phải đạt được đối với bất cứ diễn viên trẻ nào muốn thành công trong nghề múa.
Một chú chim nhỏ đã hỏi tôi…
Làm sao bạn có thể đá ra đằng trước khi đang đi lùi. Sau đây là một kỹ thuật múa cổ điển có thể trả lời được câu đố này:
Trong tiếng Trung, đoán yến (踹燕) có nghĩa là “đá chim yến”, nhưng bảo đảm khi biểu diễn sẽ không làm tổn thương con vật nào cả.
Người ta thường thấy chim yến bay cao trên bầu trời, do đó chân của người múa phải vươn cao đến mức chạm tới chú chim; và để tránh bị chim mổ một cách không thương tiếc vào mặt, cô phải uốn thân trên xuống cong hết cỡ.
Trong hình này, nghệ sĩ múa Emily Pan, không tìm được chú chim yến nào nên đã biểu diễn động tác “đá chim hải âu”.
Khi biểu diễn cú đá này, cả hai chân phải nằm trên một đường thẳng và xương chậu phải tựa tối đa. Khi thực hiện tốt, động tác này thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự mềm dẻo, khả năng cân bằng và sức mạnh. (ồ, và… bạn có biết rằng những động tác nhảy về phía sau trong môn thể dục dụng cụ bắt nguồn từ kỹ thuật đá này của nghệ thuật múa cổ điển Trung Hoa không?)
Giữa các giờ học, các buổi diễn tập và biểu diễn, thông thường một diễn viên múa Shen Yun phải luyện tập hơn 500 cú đá một ngày, hay theo lối nói của những nghệ sỹ múa chúng tôi là “đá 500 chân”. Thậm chí, có người còn đá tới hàng nghìn chân! Vậy còn bạn, hôm nay, bạn định đá bao nhiêu chân vậy?
Động tác đá chân trong múa cổ điển Trung Hoa
May 18, 2016