Đưa nền văn hóa Trung Hoa trở lại với quê hương

 

"Biểu diễn của chúng tôi thể hiện văn hóa Trung Hoa truyền thống chân chính. Thật không may, bạn không thể xem chương trình biểu diễn nào giống như vậy ở Trung Quốc ngày nay. Tuy nhiên, với trụ sở đặt ở nước ngoài, Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun được tự do thể hiện những giá trị truyền thống tốt đẹp này trên sân khấu."
Khi những người dẫn chương trình của chúng tôi tiết lộ thực tế này với khán giả, tôi không khỏi chạnh lòng trước nghịch lý này. Chắc bạn cũng thường nghĩ rằng cách tốt nhất để tìm hiểu một nền văn hóa là tới thăm chính đất nước đó. Vậy vì sao biểu diễn văn hóa truyền thống Trung Hoa lại bị cấm tại chính quê hương của nó?
Cũng như nhiều bạn diễn, tôi lớn lên ở ngoài Trung Quốc, được giáo dục với những giá trị quan và ảnh hưởng của xã hội Tây phương. Đối với văn hóa của bản thân mình, tôi chỉ có sự hiểu biết ở bề mặt. Dĩ nhiên không phải vì tôi không được trải nghiệm văn hóa Trung Hoa bởi nước Úc vốn nổi tiếng là đất nước đa văn hóa và số người châu Á sinh sống quanh khu tôi ở không phải là ít. Ở nhà, tôi thường nói tiếng Quảng Đông, rồi cứ thứ bảy hàng tuần tôi lại đi học tiếng Trung, và tôi cũng thường hay đi ăn ở các quán của người Hoa. Tuy nhiên, như vậy vẫn không đủ để tôi thực sự hiểu di sản dân tộc của mình.
Tôi không hề biết rằng văn hóa Trung Hoa là “văn hóa nửa Thần”. Tôi cũng gần như không biết gì về các giá trị quan Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của đạo Khổng vốn là chuẩn mực hành vi trong xã hội Trung Hoa cổ đại. Tôi cũng biết rất ít về lịch sử trải dài 5.000 năm của Trung Hoa – vì hồi học phổ thông tôi chỉ được học về triều đại nhà Tần (mà triều đại này chỉ kéo dài 15 năm). Tôi cũng chẳng biết nhiều tục ngữ, tích cổ hay truyền thuyết Trung Hoa (ngoại trừ Tây Du Ký), chưa nói đến những bài học, kinh nghiệm được đúc rút ra và truyền qua các thế hệ. Nói cách khác, tôi chẳng biết gì nhiều về thế nào là một người Trung Quốc, tôi chính là một người Úc thực sự và lấy làm tự hào về điều đó.
Trớ trêu thay, tôi không có dịp khám phá nền văn hóa Trung Hoa truyền thống ở Trung Quốc Đại lục mà chỉ khi trở thành một nghệ sĩ múag của Shen Yun ở Hoa Kỳ, tôi mới thực sự khám phá được những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa này.
Việc tham gia Shen Yun đã giúp tôi nhận ra và tìm lại nền văn hóa bị thất lạc của mình, cho tôi cơ hội giới thiệu vẻ đẹp của nền văn hóa này với bạn bè trên thế giới. Có lẽ khám phá tuyệt vời nhất của tôi là những giá trị văn hóa truyền thống Trung Hoa là vĩnh cửu và có tính phổ quát. Điều này giải thích lý do tại sao khán giả trên khắp thế giới, bất kể là sắc tộc nào, đều thấy đồng điệu với những giá trị thể hiện trong các tiết mục của chúng tôi. Tôi thực sự hạnh phúc khi tìm lại được nguồn cội của mình và tôi biết nhiều người trong chúng ta ở đây cũng cảm thấy như vậy.
Vì vậy tôi thật đau lòng khi biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cố ý hủy hoại một cách có hệ thống lịch sử truyền thống huy hoàng và khiến thế hệ trẻ Trung Quốc ngày nay lãng quên đi những giá trị đó.
Tôi nhớ đã từng đọc blog của một bạn diễn tên là Ophelia Wu có kể về thời phổ thông của cô ấy tại Trung Quốc – một thực trạng đáng sợ của hệ thống giáo dục Trung Quốc ngày nay. Ở đó, học sinh sinh viên không hề biết cách trân quý nền văn hóa truyền thống, mà thay vào đó còn bị ép phải bài xích nó, lại bị nhồi nhét học thuyết đấu tranh chính trị. Họ bị tẩy não đến mức tin rằng xã hội cổ đại là lạc hậu và rằng ĐCSTQ mới là “vĩ đại, quang vinh, đúng đắn”.
Tín ngưỡng Thần là một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, ấy vậy mà học sinh lại bị ép buộc tin theo chủ nghĩa vô thần. Toàn bộ hệ thống giáo dục của Trung Quốc được xây dựng nhằm phá hủy hoàn toàn đặc tính căn bản nhất của người Trung Hoa chân chính.
Tại sao chính quyền Trung Quốc lại tìm mọi cách để nhổ tận gốc nền văn hóa huy hoàng và sâu sắc như vậy – một nền văn hóa đã định hình nên con người Trung Hoa và được cả thế giới biết đến qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật của Shen Yun? Điều này thật vô lý.
Cứ nghĩ tới điều đó, tôi thực sự cảm thấy mình thật may mắn khi được sinh ra ở nước ngoài, thoát ly khỏi môi trường áp bức độc hại ấy. Nhưng tôi thấy mình cũng cần có tinh thần trách nhiệm. Tôi muốn được chia sẻ với những bạn trẻ ở Trung Quốc vẻ đẹp của di sản văn hóa của chính họ. Dù sao họ cũng giống tôi, họ có quyền được biết về văn hóa chính thống của mình.
Tôi tin chắc rằng sẽ có một ngày chúng tôi sẽ có thể đưa nền văn hóa truyền thống Trung Hoa đích thực trở lại quê hương.

"Biểu diễn của chúng tôi thể hiện văn hóa Trung Hoa truyền thống chân chính. Thật không may, bạn không thể xem chương trình biểu diễn nào giống như vậy ở Trung Quốc ngày nay. Tuy nhiên, với trụ sở đặt ở nước ngoài, Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun được tự do thể hiện những giá trị truyền thống tốt đẹp này trên sân khấu."

Khi những người dẫn chương trình của chúng tôi tiết lộ thực tế này với khán giả, tôi không khỏi chạnh lòng trước nghịch lý này. Chắc bạn cũng thường nghĩ rằng cách tốt nhất để tìm hiểu một nền văn hóa là tới thăm chính đất nước đó. Vậy vì sao biểu diễn văn hóa truyền thống Trung Hoa lại bị cấm tại chính quê hương của nó?

Cũng như nhiều bạn diễn, tôi lớn lên ở ngoài Trung Quốc, được giáo dục với những giá trị quan và ảnh hưởng của xã hội Tây phương. Đối với văn hóa của bản thân mình, tôi chỉ có sự hiểu biết ở bề mặt. Dĩ nhiên không phải vì tôi không được trải nghiệm văn hóa Trung Hoa bởi nước Úc vốn nổi tiếng là đất nước đa văn hóa và số người châu Á sinh sống quanh khu tôi ở không phải là ít. Ở nhà, tôi thường nói tiếng Quảng Đông, rồi cứ thứ bảy hàng tuần tôi lại đi học tiếng Trung, và tôi cũng thường hay đi ăn ở các quán của người Hoa. Tuy nhiên, như vậy vẫn không đủ để tôi thực sự hiểu di sản dân tộc của mình.

Tôi không hề biết rằng văn hóa Trung Hoa là “văn hóa nửa Thần”. Tôi cũng gần như không biết gì về các giá trị quan Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của đạo Khổng vốn là chuẩn mực hành vi trong xã hội Trung Hoa cổ đại. Tôi cũng biết rất ít về lịch sử trải dài 5.000 năm của Trung Hoa – vì hồi học phổ thông tôi chỉ được học về triều đại nhà Tần (mà triều đại này chỉ kéo dài 15 năm). Tôi cũng chẳng biết nhiều tục ngữ, tích cổ hay truyền thuyết Trung Hoa (ngoại trừ Tây Du Ký), chưa nói đến những bài học, kinh nghiệm được đúc rút ra và truyền qua các thế hệ. Nói cách khác, tôi chẳng biết gì nhiều về thế nào là một người Trung Quốc, tôi chính là một người Úc thực sự và lấy làm tự hào về điều đó.

Trớ trêu thay, tôi không có dịp khám phá nền văn hóa Trung Hoa truyền thống ở Trung Quốc Đại lục mà chỉ khi trở thành một nghệ sĩ múag của Shen Yun ở Hoa Kỳ, tôi mới thực sự khám phá được những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa này.

Việc tham gia Shen Yun đã giúp tôi nhận ra và tìm lại nền văn hóa bị thất lạc của mình, cho tôi cơ hội giới thiệu vẻ đẹp của nền văn hóa này với bạn bè trên thế giới. Có lẽ khám phá tuyệt vời nhất của tôi là những giá trị văn hóa truyền thống Trung Hoa là vĩnh cửu và có tính phổ quát. Điều này giải thích lý do tại sao khán giả trên khắp thế giới, bất kể là sắc tộc nào, đều thấy đồng điệu với những giá trị thể hiện trong các tiết mục của chúng tôi. Tôi thực sự hạnh phúc khi tìm lại được nguồn cội của mình và tôi biết nhiều người trong chúng ta ở đây cũng cảm thấy như vậy.

Vì vậy tôi thật đau lòng khi biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cố ý hủy hoại một cách có hệ thống lịch sử truyền thống huy hoàng và khiến thế hệ trẻ Trung Quốc ngày nay lãng quên đi những giá trị đó.

Tôi nhớ đã từng đọc blog của một bạn diễn tên là Ophelia Wu có kể về thời phổ thông của cô ấy tại Trung Quốc – một thực trạng đáng sợ của hệ thống giáo dục Trung Quốc ngày nay. Ở đó, học sinh sinh viên không hề biết cách trân quý nền văn hóa truyền thống, mà thay vào đó còn bị ép phải bài xích nó, lại bị nhồi nhét học thuyết đấu tranh chính trị. Họ bị tẩy não đến mức tin rằng xã hội cổ đại là lạc hậu và rằng ĐCSTQ mới là “vĩ đại, quang vinh, đúng đắn”.

Tín ngưỡng Thần là một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, ấy vậy mà học sinh lại bị ép buộc tin theo chủ nghĩa vô thần. Toàn bộ hệ thống giáo dục của Trung Quốc được xây dựng nhằm phá hủy hoàn toàn đặc tính căn bản nhất của người Trung Hoa chân chính.

Tại sao chính quyền Trung Quốc lại tìm mọi cách để nhổ tận gốc nền văn hóa huy hoàng và sâu sắc như vậy – một nền văn hóa đã định hình nên con người Trung Hoa và được cả thế giới biết đến qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật của Shen Yun? Điều này thật vô lý.

Cứ nghĩ tới điều đó, tôi thực sự cảm thấy mình thật may mắn khi được sinh ra ở nước ngoài, thoát ly khỏi môi trường áp bức độc hại ấy. Nhưng tôi thấy mình cũng cần có tinh thần trách nhiệm. Tôi muốn được chia sẻ với những bạn trẻ ở Trung Quốc vẻ đẹp của di sản văn hóa của chính họ. Dù sao họ cũng giống tôi, họ có quyền được biết về văn hóa chính thống của mình.

Tôi tin chắc rằng sẽ có một ngày chúng tôi sẽ có thể đưa nền văn hóa truyền thống Trung Hoa đích thực trở lại quê hương.

Đưa nền văn hóa Trung Hoa trở lại với quê hương

February 22, 2012

Bình luận