SYWEB 284  Classical Chinese 101 P2  V2  Web Head 650x400 A

Hán văn Cổ điển Vỡ lòng (Phần 2)

Trong bài blog Hán văn Cổ điển Vỡ lòng: Phiên bản tiếng Latinh của Đông Á, chúng ta đã tìm hiểu về một vài khía cạnh kỹ thuật của Hán văn Cổ điển, cả về mặt lịch sử và ngôn ngữ học. Chắc chắn sẽ có một số tranh cãi đối với Hán văn Cổ điển về sự rõ ràng — rất dễ hiểu sai và khó giải mã nó nếu bạn không có một nền tảng ngôn ngữ vững chắc và vốn kiến thức lịch sử khá tốt.

Mặc dù tồn tại những thách thức này, nhưng Hán văn Cổ điển trên thực tế đã được dùng như một ngôn ngữ viết trong hàng ngàn năm qua, không chỉ ở Trung Quốc, mà còn ở các quốc gia Đông Á khác nữa.

[Chú thích: Bia tưởng niệm các binh sĩ đã hy sinh, viết bằng Hán văn Cổ điển, được tìm thấy ở Kenroku-en, một trong Nhật Bản tam danh viên (ba khu vườn nổi tiếng nhất của Nhật Bản)]

Vậy nguyên nhân gì khiến cho Hán văn Cổ điển được dùng rộng rãi và phổ biến lâu dài đến vậy? Một số người cho rằng do ảnh hưởng lịch sử to lớn của Trung Quốc đối với vùng Đông Nam Á. Một số khác nói rằng vì nó tiết kiệm không gian viết, do soạn thảo văn bản trên thẻ tre đòi hỏi phải chạm khắc. Ngay cả sau khi giấy viết ra đời, sự khan hiếm giấy cũng khuyến khích người ta dùng kiểu chữ viết ngắn gọn hơn. Hán văn Cổ điển chính là lựa chọn tuyệt vời cho các học giả hay các vị quan triều đình tìm kiếm lối viết cô đọng súc tích. Ngoài ra, Hán văn Cổ điển còn có một lợi thế khác — không cần đánh dấu câu khi viết — tất cả các dấu phẩy, dấu chấm hỏi và dấu chấm câu đều được ngầm hiểu nên không cần viết ra. Như vậy rất tiện phải không?

Những điều nói trên có lẽ cũng đúng, nhưng tôi có cách lý giải riêng của mình. Trung Quốc, với hàng chục nhóm dân tộc thiểu số và vài trăm loại phương ngữ khác nhau, đã tìm ra cách thống nhất ngôn ngữ viết sao cho không chỉ những người nói tiếng Phổ Thông và tiếng Quảng Đông, mà tất cả những người nói tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Việt cũng có thể viết cho nhau và hiểu lẫn nhau mà không cần một cách phát âm chung nào. Họ đã có thể làm như vậy cho đến đầu thế kỉ 20.

Để giúp minh họa, tôi đã chọn ra một bài thơ ngắn viết bằng Hán văn Cổ điển của nhà thơ kiêm triết gia Lưu Vũ Tích (772 - 842) sống vào thời Đường. Tác phẩm có tên là “Lậu thất minh” (陋室銘) (Bài minh về căn nhà quê mùa). Nội dung như sau:

 山不在高,有仙則名 。(Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh)
Núi không cần cao, có tiên ngụ ắt sẽ nổi danh.

水不在深,有龍則靈。(Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh)
Nước không cần sâu, có rồng ngụ ắt sẽ linh.

 斯是陋室,惟吾德馨。(Tư thị lậu thất, duy ngô đức hinh)
Nhà vách quê mùa, chỉ đức hạnh ta cao sang.

 苔痕上階綠,草色入廉青。(Ðài ngân thượng giai lục, thảo sắc nhập liêm thanh)
Rêu xanh phủ ngoài thềm, sắc cỏ chiếu rèm xanh.

 談笑有鴻儒,往來無白丁。(Ðàm tiếu hữu hồng nho, vãng lai vô bạch đinh)
Bên trong có bậc đại Nho nói cười, không có kẻ bình dân nào lui tới.

 可以調素琴,閱金經。(Khả dĩ điều tố cầm, duyệt kim kinh)
Có thể gảy cầm mộc, đọc kim kinh.

 無絲竹之亂耳,無案牘之勞形。(Vô ty trúc chi loạn nhĩ, vô án độc chi lao hình)
Không tiếng tơ trúc phiền tai, không có văn kiện nhọc thân.

 南陽諸葛廬,西蜀子雲亭。(Nam Dương Gia Cát lư, Tây Thục Tử Vân đình)
Giống như lều cỏ Gia Cát ở Nam Dương, đình Tử Vân ở Tây Thục.

 孔子云:“何陋之有?” (Khổng Tử vân: “Hà lậu chi hữu?)
Khổng Tử nói: “Quê mùa chỗ nào?”

 

Bài thơ này được sáng tác sau khi Lưu Vũ Tích bị giáng chức từ quan triều đình xuống làm quan huyện. Đối mặt với sự nghèo khó và chế nhạo của người đời, ông đã khắc bài thơ này lên một phiến đá ở trước nhà. Bài thơ chỉ có vỏn vẹn 81 chữ, nhưng nó đã vẽ nên một khung cảnh sống động, châm biếm mỉa mai những kẻ kiêu ngạo, đồng thời truyền tải những giá trị đạo đức mà nhà thơ trân quý.

Tôi nghĩ rằng Hán văn Cổ điển được đón nhận rộng rãi vì nó đơn giản là một ngôn ngữ tuyệt đẹp, tao nhã và tinh tế; một ngôn ngữ có khả năng truyền tải nội hàm thâm sâu, cùng các ý tưởng phức tạp và có giá trị biểu cảm mạnh mẽ. Nó là một ngôn ngữ vừa khiêm tốn đẹp đẽ, vừa có chất thơ rõ ràng.

SYWEB 284  Classical Chinese 101 P2  V2  Web Head Thumb 400x246 A

Hán văn Cổ điển Vỡ lòng (Phần 2)

Bình luận