Vũ cổ điển Trung Hoa bao hàm một yếu tố biểu cảm có thể cho phép người nghệ sĩ thể hiện gần như bất cứ một nhân vật nào trong các thời đại lịch sử. Tuy nhiên, yếu tố nghệ thuật này lại không chỉ dựa trên các động tác. Mà chính là dựa vào sự am hiểu nghệ thuật cũng như khả năng kết nối của người nghệ sĩ và mô phỏng lại tính cách của nhân vật lịch sử.
Theo học trường Fei Tian Academy of Arts và tham gia Shen Yun Performing Arts, Rachael Bastick tâm sự rằng việc nắm bắt được yếu tố biểu cảm này chính là một trong những phương diện khó nhất của vũ cổ điển Trung Hoa. Là một nghệ sĩ lâu năm, cô đã tham gia vào nhiều vai diễn, thường là các vai diễn với nhiều động tác khó trong các tiết mục khác nhau. Là một nghệ sĩ xuất sắc, cô cũng thường đảm nhận các vai diễn chính trong các buổi diễn.
“Năm nay tôi đóng vai một người bạn trong tiết mục “Sự lựa chọn”. Đây quả thực là một thử thách bởi vì bạn phải thực sự đầu tư vào kỹ năng diễn xuất, và những cảm xúc mà bạn phải truyền đạt”, cô Bastick nói.
Nội dung vở diễn này đề cập đến hai người bạn tốt nghiệp đại học ở Hoa Lục. Người bạn trai đi theo ngành cảnh sát, người còn lại, nhập vai bởi cô Bastick, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện thiền định Trung Hoa dựa trên đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn. Sau đó Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cấm môn này và người thanh niên trẻ cùng với nhóm của anh được gửi đến quảng trường Thiên An Môn để đàn áp những học viên Pháp Luân Đại Pháp thỉnh nguyện ở đó. Tuy nhiên, người thanh niên trẻ này đã thay đổi và bảo vệ cô bạn của mình, dẫu phải mất đi sinh mệnh trong thời khắc đó nhưng cuối cùng lại được phúc báo.
“Tôi phải cố gắng cảm nhận nỗi đau khi người bạn mình bị thương, và sau đó ra đi trên tay tôi. Và tôi phải truyền đạt cảm xúc này đến khán giả để qua đó họ có thể hiểu được thông điệp” cô Bastick kể lại.”
Để có thể truyền đạt những cảm giác qua một vở múa thế này không phải là một điều dễ dàng, và trong vũ cổ điển Trung Hoa, điều này mất hàng năm trời tập luyện.
“Cô Bastick nói: “Trong Vũ cổ điển Trung Hoa, điều này là thuộc về khái niệm rất cơ bản. Nó không chỉ như là kỹ thuật, hay là sự dẻo dai, hay là một điều gì khác.”
Tập luyện để đạt được yếu tố này là một quá trình lâu dài. Người nghệ sĩ trước tiên phải học những kỹ thuật thở rất đặc biệt, rồi thế tay cùng với các ánh mắt khác nhau. Sau đó những kỹ thuật này sẽ được chuyển thể vào các mẫu nhân vật, mà người nghệ sĩ học để thể hiện các nhân vật khác nhau.
““Có thể là một ai đó rất nhanh, rất chậm, hoặc là người xinh đẹp, hay duyên dáng – và mỗi người đều có một tính cách khác nhau. Nhưng cách duy nhất mà bạn có thể thể hiện được chân dung nhân vật một cách tốt nhất chính là khi bạn thông hiểu nhân vật đó từ trong tâm của mình.” Cô Bastick tiếp tục.”
Điều này gắn liền với một số đặc điểm cơ bản của vũ cổ điển Trung Hoa, một nghệ thuật bắt nguồn từ 5000 năm văn hóa Trung Hoa. “Trong lịch sử Trung Hoa, người ta luôn nói về thờ thần, kính trời và người ta cho rằng văn hóa được thần truyền xuống cho con người. Và xuyên suốt văn hóa Trung Hoa, những đức tính tốt luôn tồn tại và người ta luôn coi trọng điều này. Điều mà Lão Tử để lại chính là những hình thức tu luyện. Còn điều mà Khổng Tử truyền dạy là lòng hiếu thảo và sự tôn trọng những người khác.” Cô Bastick nói.”
Tương tự đối với nghệ thuật, người ta tin rằng để sáng tạo ra nghệ thuật chân chính, người nghệ sĩ phải đạt đến một cảnh giới nội tâm thuần tịnh, và uy lực của nghệ thuật chính là phản ánh nội tâm đó.
“Bạn thực sự luôn phải bảo trì sự thuần tịnh và từ bi, như thể bạn thực sự muốn làm điều này cho bất kỳ khán giả nào đang xem. Vậy là cách thể hiện duy nhất là nếu bạn thực sự có nó trong tâm, trong vũ cổ điển Trung Hoa, bởi vì nếu bạn không có, thì không có gì thể hiện ra cả.”
“Trong nhiều năm diễn xuất, tôi nhận thấy rằng để trở thành một nghệ sĩ giỏi thì bạn thật sự phải buông bỏ bản thân mình, buông bỏ bất kỳ suy nghĩ tiêu cực hay nghi ngờ của mình. Khi làm được điều này, thì mọi thứ nhanh chóng như một cơn gió thoảng qua. Nó rất đẹp, và bạn không cảm thấy mệt mỏi, và bạn thực sự thích thú bởi vì bạn có thể truyền đạt tới khán giả để họ cũng thực sự thích thú nó.”
“Đối với tôi, đó là làm một điều gì đó cho khán giả và không phải cho bản thân mình, và để mọi người thu được một chút gì đó qua tiết mục. Đó có thể là khiến cho buổi tối hôm đó họ trở nên vui vẻ hơn, hoặc có thể họ mường tượng đến một thông điệp tâm linh, hoặc giả họ chỉ nghĩ rằng, đây là một điều thực sự tốt đẹp. Họ tìm thấy hy vọng qua những buổi diễn của chúng tôi bởi vì chúng tôi truyền đạt những điều tích cực và làm thế nào trở thành một người tốt và những điều tương tự. Bởi vì còn có niềm hy vọng cao hơn nữa trên trời cao.”
Tuy nhiên trong vũ cổ điển Trung Hoa, bảo trì trạng thái này không chỉ áp dụng cho những tiết mục thể hiện các nhân vật. Mà nó còn được áp dụng cho những tiết mục khác nữa – đặc biệt là các tiết mục yêu cầu kỹ thuật cao.
Cô Bastick kể về tiết mục múa yêu cầu quay những chiếc khăn tay là tiết mục khó nhất mà cô từng tham gia. Mỗi nghệ sĩ có một chiếc khăn trong tay mà họ quay khi múa. Trong cảnh cuối, cô Bastick phải quay đồng thời tung khăn qua vai khi múa. Một cảnh khác là khi cô và một số nghệ sĩ khác tung khăn đang quay lên không trung, lộn về phía trước và sau đó bắt khăn đang quay rơi xuống.
Cô nói rằng với những tiết mục khó này, thì tĩnh tâm và tập luyện là mấu chốt. “Sau đó thì mọi thứ sẽ chuyển thành niềm vui và bạn không còn phải lo lắng nữa. Tôi nghĩ rằng đó là khi mối giao cảm với khán giả sẽ trở nên thực sự tốt bởi vì họ cảm nhận được điều đó.”
Những yếu tố biểu cảm của nghệ sĩ múa cũng là những điều rất quan trọng. Cô Bastick đã giành giải 3 trong cuộc thi Quốc tế Vũ cổ điển Trung Hoa của đài truyền hình Tân Đường Nhân năm 2009 và sau đó là giải nhất cuộc thi năm 2010.
Cô kể lại vào cuộc thi năm 2010: “Tôi chỉ tập luyện để đạt tới giới hạn bản thân mình. Tôi cảm thấy như mình muốn xem rằng giới hạn mình ở đâu và mình có thể đạt đến mức nào” và thể hiện điều đó.
Tiết mục của cô tạm dịch thành Mây bay, nước chảy, mà cô nói thêm rằng trong tiếng Trung nghe hay hơn nhiều. Cô nói rằng các khái niệm xuất hiện trong thơ họa Trung Hoa thường thể hiện tự nhiên, là sự cân bằng Âm Dương và vẻ đẹp của nó. Người Trung Hoa thường so sánh âm nhạc với tiếng nước róc rách chảy, hay so sánh những động tác múa với những ngọn gió.
Trong tiết mục của mình, cô đã không cố gắng để thể hiện bản thân mình như mây như nước, “nhưng chỉ thể hiện cảm nhận của tự nhiên và cảm nhận của vũ đạo Trung Hoa và sự gắn kết lẫn nhau – khiến cho động tác cũng giống như mây như nước.”
“Đó là hình thái tượng trưng. Mây, chúng bồng bềnh xung quanh, chúng có thể to lớn cũng có thể nhỏ bé. Dường như không có gì cản chúng lại được cả.” “Ý chí một người cũng có thể mạnh mẽ như nước. Nước thì không mạnh mẽ, kiên cố nhưng bạn không thể bẻ gãy nó.” Cô thêm vào.”
“Bạn thực sự có thể truyền đạt được rất nhiều điều không chỉ qua những động tác mà còn qua cách bạn cảm nhận nó trong tâm mình.” Cô nói. “Tôi nghĩ rằng nó giống như tỏa ra một năng lượng mà mọi người có thể cảm nhận được, và nó có thể ảnh hưởng tới họ theo hướng tích cực. Vậy là để có thể tham gia vào việc tạo ra năng lượng như thế, tôi nghĩ rằng, đây là một điều đặc biệt và tốt đẹp.”