Bạn đã từng xem động tác này trong các buổi biểu diễn của chúng tôi: một nghệ sĩ nhấc chân cao dần lên đến khi qua đầu, hình thành một góc 180 độ - một đường thẳng đứng với lòng bàn chân hướng ra. Bạn có tin hay không, động tác tuyệt đẹp này là một yêu cầu cơ bản đối với các nghệ sĩ, bởi vì, trong vũ cổ điển Trung Hoa, có tư thế đứng và giữ vững chân mình là rất quan trọng.
Tư thế này gọi là cháo tiān dēng (朝天蹬) (triêu thiên đặng) và là một kỹ thuật cơ bản kiểm tra sự dẻo dai và khả năng cân bằng của bạn. Động tác này có tên tạm dịch là “một bước tới trời cao”, và có rất nhiều cách để thực hiện tư thế này: đưa chân từ phía trước, từ phía bên cạnh, hoặc từ phía sau.
Ngoài ra, yêu cầu là ngón chân hướng lên trời, một tay giữ chân, hai đầu gối thẳng hàng và tư thế giữ thẳng đứng.
Buông chân
Sau khi bạn thành thục với tư thế cháo tiān dēng, thì bạn đã sẵn sàng để thực hành các kỹ thuật và tư thế cao cấp hơn khác. Đối với những động tác cao cấp mà là một phần của kỹ thuật “kiểm soát”, thì bạn phải thực hiện những động tác đòi hỏi sự linh hoạt cao, thông thường đều không dùng tay giữ.
Bằng cách dồn lực từ chân vào những động tác uyển chuyển, những nghệ sĩ vũ cổ điển Trung Hoa có thể tạo ra vô số những tư thế duyên dáng.
Gối đầu lên chân
Một trong những kỹ thuật cần thiết mà những nữ nghệ sĩ phải làm chủ được là “zǐ jīn guān” (紫金冠), (Tử kim quan), tạm dịch: “vương miện vàng”. Trong kỹ thuật này, nghệ sĩ đưa chân từ phía sau thẳng lên tạo thành tư thế xoạc, dùng tay giữ chân và đứng yên không chuyển động trong tư thế này. Biến thể của động tác này là vung nhanh chân lên từ phía sau, sau đó giữ chân bằng cả hai tay, hoặc từ từ nâng chân lên đến khi bạn có thể kéo chân chạm vào đầu.
Tư thế này thực sự là một thử thách đặc biệt. Để có thể chạm đầu vào chân được nâng lên từ phía sau lưng và giữ chân ở tư thế đó thì người nghệ sĩ phải có một độ dẻo dai, sức mạnh và khả năng cân bằng đáng kinh ngạc. Hãy nghĩ xem bao giờ đồng hồ tập luyện trong căng thẳng mà những nghệ sĩ phải trải qua!
Khoảnh khắc yên bình
東臨碣石,以觀滄海。
水何澹澹,山島竦峙。
(Tạm dịch)
Đông lâm Kiệt Thạch, Dĩ quan thương hải. Thuỷ hà đạm đạm, Sơn đảo lạt trì.
(Dịch nghĩa) Lên đỉnh núi Kiệt Thạch cao cao mé phía đông, ngắm nhìn biển xanh mênh mông bao la.
Chỉ thấy sóng nước dập dờn mênh mang, bao nhiêu núi đảo nhấp nhô sừng sững giữa biển trời.
Những dòng thơ trong bài, “Quan thương hải,” (觀滄海) này cực kỳ phù hợp với kỹ thuật sau đây của chúng tôi. Trong tư thế tàn hǎi (探海), (Thám hải), một nghệ sĩ đưa chân của cô từ phía sau lên trời trong khi hạ thân mình xuống song song với mặt đất, tạo thành một tư thế khiến người xem mường tượng đến việc quan sát biển khơi, đó chính là ý nghĩa mà tư thế “thám hải” biểu đạt.
Đương nhiên đây là một tư thế yêu thích khi chúng tôi làm dáng trên bãi biển!
Dĩ nhiên, những kỹ thuật này thật tuyệt vời để phô trương sự dẻo dai một cách chậm rãi và duyên dáng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn thêm vào một số sức mạnh bùng nổ? Kiểm tra blog tiếp theo của tôi để tìm hiểu thêm.
Một bước tới trời cao
April 7, 2016