Bạn có biết rằng Trung Quốc thời cổ đại, âm nhạc, vũ múa, và thơ ca là bộ ba không thể tách rời? Mỗi điệu nhảy đều được biên đạo riêng cho mỗi bài hát và lời của nó. Trong suốt quá trình biên đạo và trình diễn, mỗi cá nhân đều góp phần của mình vào nhịp điệu chung của cả nhóm để tạo nên một màn trình diễn hài hòa tuyệt đối.
Tìm cách để cảm nhận được cảm xúc
Mỗi năm trong mùa diễn tập (từ tháng Sáu đến tháng Mười hai), chúng tôi dành sáu tháng để học tập và hoàn thiện các điệu múa cho tour diễn sắp tới. Ưu tiên hàng đầu của quá trình diễn tập là động tác vũ đạo và sự đồng bộ trên sân khấu . Khi những điều này được hoàn thành, chúng tôi sẽ thêm vào trong các động tác—những cảm nhận huyền diệu, hay nói cách khác là đưa nội hàm vào từng động tác.
Đối với tôi, có rất nhiều cách để tạo cảm hứng cho điệu nhảy. Có thể đó là một loạt các chuyển động mềm mại và tươi vui. Hoặc có thể đó là một giai điệu rất đáng yêu mà tôi ngân nga khi ở ngoài lớp học, khi đang tắm hoặc cả khi đi ngủ.
Cuối cùng, đến một lúc, khi mà điệu nhảy dường như trở thành người chị em hoàn hảo với bài thơ cổ ấy cũng là lúc tôi nhận biết được sự liên kết, cái cảm giác vượt khỏi sức tưởng tượng.
Ý thơ trong Shen Yun
Trên thực tế, rất nhiều điệu múa Shen Yun được lấy cảm hứng trực tiếp từ những bài thơ cổ điển Trung Quốc. Tinh Trung Nhạc Phi (một vở diễn vào năm 2007) lấy cảm hứng từ câu chuyện về tướng Nhạc Phi triều Tống —bài thơ hào hùng có tên "Mãn Giang Hồng"; các dòng thơ được in trên cảnh phông nền của màn diễn. Vở diễn năm 2009 “Mộc Lan Tòng Quân” là câu chuyện kể lại từ tác phẩm "Truyền kỳ Hoa Mộc Lan", một bài thơ có từ niên đại thế kỷ thứ 6.
Đôi khi tôi có vẻ sao nhãng cảm hứng thơ, tôi nhẩm lại những câu thơ cổ và từ đó khám phá được lòng nhiệt huyết, vẻ đẹp và nhân vật mà tôi hằng tìm kiếm.
'雲想衣裳花想容,春風拂檻露華濃'
Để giới thiệu vỡ múa Các Tiểu thơ đời nhà Đường, MC của chúng tôi (anh ấy không phải người Hoa) đã mượn câu thơ của nhà thơ nổi tiếng đời Đường, có lẽ là nhà thơ vĩ đại nhất Trung Hoa của mọi thời đại—Lý Bạch. Tôi tạm dịch nó như sau:
Mây in tà áo, hoa diễm lệ,
Gió thổi qua lầu, cảnh mờ sương.
Bất cứ khi nào tôi nghe những lời này vang vọng ở phía trước bức màn sân khấu, trong khi đang đứng chờ đợi trong bộ váy múa, tôi bất thần bị lôi cuốn ngay. Và tôi tự hỏi rằng liệu những khán giả có biết phía bên kia màn sân khấu cũng có người đang lắng nghe và xúc động giống họ?
Từ Thi Ca tới Vũ Điệu
November 6, 2014