Year Of The Horse Header
Trái: Bức họa của Hàn Can vào thế kỷ thứ 8 đời nhà Đường (韓幹), 'Mục Mã Đồ(牧馬圖)'; Phải: Tranh minh họa con Bạch Mã hộ tống Tam Tạng trong Tây Du Ký

Audioblog: Thánh Mã Thần Trung Quốc

Recorded on tour while performing in Nashville, TN.

Màu đỏ và trắng và cưỡi khắp nơi là gì? Câu trả lời ẩn trong một thành ngữ truyền thống Trung Quốc: 馬到成功 (Mã đáo thành công). Đó là một cách nói có nghĩa là "thành công tức thì " có nghĩa đen là : "mã đáo thành công.”

Trót ngựa xung quanh là điều nghiêm trọng, hoặc ít nhất là trong thời Trung Quốc cổ đại. Từ chiến trường đến phòng tiệc, từ công việc nhàm chán để những câu chuyện thần thoại, ngựa mài dũa tài năng của mình dưới sự nổi bật của lịch sử Trung Quốc.

Chiến Mã

Vào thời nhà Hán (206 TCN -220 CN), Trung Quốc thường có chiến tranh với bộ lạc du mục láng giềng, đặc biệt là Hung Nô ở phía bắc. Hung Nô, còn được gọi là người Hung, chỉ huy một lực lượng đáng sợ trên lưng ngựa mà chỉ có kỵ binh của Hoàng gia mới là đối thủ của họ.

Thật không may, vùng đất của hoàng đế ở miền đông Trung Quốc phù hợp cho việc trồng lúa hơn là nuôi ngựa, và do đó, các kỵ binh hoàng gia phải nhập khẩu chiến mã - thường khi mua lại của các bộ lạc du mục đồng minh của kẻ thù người Hung.

Năm 104 trước Công nguyên, chiến tranh Hán- Hung lúc nổ lúc tàn trong ba thập kỷ, và Hán Vũ Đế chán ngấy cảnh này. Ông bèn gửi một chiến dịch quân sự lớn đến Ferghana (ở Trung Á, xa khoảng 3.000 dặm), trang bị với vàng và binh lính, để mua ngựa Ferghana nổi tiếng của nước nó.

Những con ngựa này tráng kiện hơn, nhanh nhẹn hơn, và to lớn hơn bất kỳ con ngựa nào của Trung Quốc, chúng là những con ngựa tốt nhất được biết đến lúc bấy giờ. Thêm vào sức hấp dẫn huyền bí của chúng, chúng có một thói quen kỳ lạ là xuất mồ hôi máu khi chạy, và đã được đặt tên là "con ngựa bay” hoặc là “con ngựa trời."

Thật không may, Vua của Ferghana là một người quá yêu mến ngựa đến nổi từ chối bán chiến mã của mình. Lời nói qua lại có phần khắc nghiệt giữa đôi bên, và cuộc đàm phán nhanh chóng trở nên căng thẳng sau khi nhà vua này giết chết đại sứ Trung Quốc. Cuộc chiến bốn năm xảy ra sau đó đã đi vào lịch sử là chiến tranh Thiên Mã, và quân đội Hán Vũ Đế đã chiến thắng. Họ rời khỏi Ferghana trên hành trình trở lại Trung Quốc cùng với 3.000 con ngựa—trong đó chỉ còn 1.000 sống sót sau chuyến đi—để tiếp tục chiến đấu với Hung Nô trong một thập niên nữa. (Nói tóm lại, họ cũng đã thắng trong trận chiến đó.)

Những nỗ lực để gây giống những con ngựa quý này có kết quả không đạt yêu cầu ở quê nhà , vì vậy nhập khẩu thường xuyên là cần thiết để giữ cho sự sống còn đàn. Các hoàng đế kế tiếp trao đổi cả lụa và trà để lấy ngựa dọc theo tuyến đường thương mại rộng lớn đến nổi trở thành Con đường tơ lụa nổi tiếng.

Vũ Mã

Trung Quốc cổ đại rất mê thích các ngựa giống này. Chính cá nhân Vũ Đế đã viết một ca khúc ca ngợi chúng, và ngựa đã trở thành một chủ đề cho các bức tranh và tác phẩm điêu khắc . Một họa sĩ triều đại nhà Đường (618-906 CN) tên là Hàn Can thậm chí nổi tiếng bằng cách chỉ vẽ ngựa.

Không lâu sau đó những con ngựa đã được mời đến dự tiệc tùng. Vào thời nhà Hán, các vũ công đứng trên lưng ngựa phi nước đại để diễn xiết nhào lộn cho khán giả ngưỡng mộ. (Nói về việc mang vũ múa cổ điển Trung Hoa lên tầm cao mới!) Cuối cùng, chính những con ngựa đã trở thành nghệ sĩ. Tại buổi lễ cung điện, phi đội ngựa giải trí hoàng đế bằng cách bước, cúi chào , và diễn hành theo âm nhạc trong đội hình hoàn mỹ.

Vai trò này đã được phóng đại trong triều đại nhà Đường , đặc biệt là trong thời cai trị của Hoàng đế Đường Huyền Tông (người mà đã du lịch đến mặt trăng trong diễn xuất năm ngoái). Huyền Tông có 100 “vũ mã” điêu luyện cho cung điện hoàng gia. Chúng được trang sức trong bộ lễ phục được thêu lộng lẫy với dây cương bằng vàng và bạc, và gắn trang sức bằng ngọc trai quý trên bờm. Trang phục phức tạp hơn còn có cánh phượng và sừng kỳ lân. Cùng với nài ngựa trong bộ áo sơ mi màu vàng và thắt lưng ngọc bích, những con ngựa lắc lắc đầu, ve vẫy đuôi, và di chuyển qua lại cho đúng nhịp với âm nhạc. Đôi khi chúng được dẫn lên bục ba tầng để biểu diễn. Có khi, chúng được mời rượu, chúng uống bằng cách nâng ly lên và nghiêng rượu để uống bằng miệng. Mỗi diễn xuấtđều được làm nổi bật bởi các nhạc sĩ cung đình, tay trống , nhào lộn , lính bảo vệ mặc áo giáp vàng, vũ công dự bị (là các chú voi, nếu bạn tò mò).

Tất nhiên, khi vũ mã đã quá già, quý ông quý bà tại cung đình hoàng đế cũng giải trí mình với mốt mới nhất từ Ba Tư: polo!

Bưu chánh Mã (& Sữa)

Quay nhanh về một thiên niên kỷ trước đến triều đại nhà Nguyên Mông Cổ, và chúng ta thấy ngoài chiến trường và hoàng cung ra, ngựa cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày như thế nào.

Người Mông Cổ và ngựa đã sống với nhau lâu dài như bạn đồng hành trên những cánh đồng cỏ rộng lớn. Ngựa sữa (còn gọi là kumis) là một phần không thể thiếu trong ẩm thực của dân du mục. Đua ngựa là trò tiêu khiển thứ hai phổ biến nhất của Mông Cổ (sau đô vật), và ngựa đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chinh phục Mông Cổ vào thế kỷ 13. Vũ múa Mông Cổ truyền thống (như bạn có lẽ để ý thấy trong các diễn xuất của chúng tôi) bao gồm các động tác bắt chước con ngựa phi nước đại, cũng như những bước chân rắc rối được bắt chước từ các động tác của một tay đua ngựa. Như chính người Mông Cổ nói: người Mông Cổ không ngựa như chim không cánh.

Marco Polo , người đã đến thăm Trung Quốc trong suốt triều đại của Mông Cổ, báo cáo lại việc sử dụng ngựa bưu chính rộng rãi của triều đình. Hệ thống này đã thực sự được thiết lập trong triều đại nhà Đường. Tin nhắn đã được chuyển tiếp từ trạm này đến trạm khác với tốc độ và năng sức. Có lẽ khách hàng nổi tiếng nhất là chính Hoàng đế Huyền Tông, người đặt hàng trái vải tươi hàng ngày đến thủ đô từ các tỉnh phía Nam (hơn 1.000 dặm, như đặt hàng trái cam vừa hái từ Florida đến New York) cho nàng thiếp yêu thích của mình, Giang Ngọc Hoàn.

Xích Thố Mã, Bạch Long Mã

Một cặp ngựa nổi tiếng nhất của Trung Quốc xuất phát từ hai cuốn tiểu thuyết cổ điển của nó. Cuốn đầu tiên, Tam Quốc Diễn Nghĩa, (Romance of the Three Kingdoms), thực sự không có gì liên quan đến sự lãng mạn cả—đó là một thi sử được lấy cảm hứng từ lịch sử của Trung Quốc trong thế kỷ thứ ba, sau sự sụp đổ của triều đại nhà Hán.

Lữ Bố kiêu dũng thiện chiến và con ngựa Xích Thố được nổi tiếng vì tài năng quân sự của họ. Một câu nói được ghi lại trong lịch sử Tào Man Truyện (曹瞞傳) mô tả họ như: "Nhân trung Lữ Bố, Mã trung Xích Thố" (người có Lữ Bố, ngựa có Xích thố) Trong cuốn tiểu thuyết, ngựa Xích Thố có thể chạy xa 1.000 lí (khoảng 260 dặm ) trong một ngày, trèo núi lội sông như thể chạy trên đất bằng. Đây, trong khi đèo người cưỡi mình, là một chiến binh mặc giáp thép mà không chỉ đeo cung tên và giáo mác thôi, mà còn mặc một chiếc mũ được trang trí với đuôi gà lôi dài ba foot Anh. Mặc dù đỏ như tên gọi của mình, không có bằng chứng (trong lịch sử hay gì cả) rằng Red Hare (Xích Thố) có bất kỳ giòng họ thỏ trên cây gia đình. Có lẽ là nguồn cảm hứng đến từ Energizer Bunny .

Cuốn tiểu thuyết thứ hai, Tây Du Ký, một sản phẩm chủ yếu Shen Yun, mô tả cuộc mạo hiểm của một tu sĩ triều đại nhà Đường và các đệ tử của mình, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, và Sa Tăng, trên đường thỉnh Kinh. Khán giả quen thuộc với cuốn tiểu thuyết cổ điển có thể nhớ rằng nhà sư Tam Tạng thực sự có thêm một đệ tử: Một bạch mã huyền diệu cưỡi ông trên hành trình dài.*

Vâng, đúng ra, nó không phải thực sự là một con ngựa, mà có hình dáng tựa con rồng—con trai thứ ba của Long Vương biển Tây. Sau khi anh vô tình phá vở một viên ngọc quý của cha mình nhận được từ Đại Ngọc Hoàng, người con trai bất hạnh bị đưa ra xử trảm. Bồ Tát, nôm na được gọi là Goddess of Mercy, cứu anh ta , giao nhiệm vụ anh hộ tống Tam Tạng trên cuộc hành trình của ông—trong hình hài của một con ngựa.

Cuộc gặp mặt đầu tiên của anh với nhà sư, vâng, là khá vụng về. Con rồng đang núp nơi dòng suối khi Tam Tạng vượt suối trên con ngựa trắng (chính gốc) của ông. Không nhận ra chủ mới của mình, con rồng ăn phải con vật đáng thương do nhầm lẫn. May mắn thay, Tôn Ngộ Không làm anh hiểu ra được, và hoàng tử rồng tình nguyện đã nhận nhiệm vụ vận chuyển. Và thực sự, khi tất cả các đệ tử của ông có thể đổi hình, thở dưới nước và đi trên không, cưỡi rồng biến thành ngựa chỉ dường như là chuyện bình thường.

Một công việc ổn định

Trong một nhiệm kỳ của mình ở trên trời phục vụ Ngọc Hoàng, Tôn Ngộ Không thực sự đã nắm chức vụ Giữ Ngựa. Công việc của ông là chăm sóc chuồng ngựa thiên đình. Nhưng chán nản và biếng nhác đã sớm dẫn ông đến ăn cắp quả đào trường thọ trong vườn hoàng gia. Không cần phải nói, ông không còn giữ được công việc của mình sau đó.

Để rút ngắn câu chuyện, trải qua hằng thế kỷ kể từ ngày vinh quang của họ ở đất Trung Vương, nhưng ngựa vẫn giữ một vị trí đặc biệt ở Trung Quốc ngày nay—và không chỉ trong Năm Ngựa. Trong thực tế , cụm từ Trung Quốc cho một chiến mã được đánh giá cao , hoặc宝马(bảo mã), có cùng tên là BMW “Động cơ tối ưu". Bây giờ, đó là mã lực đối với bạn.

* Chúng tôi cũng đến hồi chấm dứt miêu tả câu chuyện Bạch Long Mã trên sân khấu, nhưng chưa bao giờ đánh nước liều. Vở múa Tây du ký năm ngoái có ra mắt con sông, nhưng nó là nơi ẩn náu của Sa Tăng, không phải dòng suối của Long Mã. Và Na Tra năm nay bao gồm một Long Vương và long cung điện của ông, nhưng đây là một giống khác của họ rồng. Có thể anh hùng phi mã của chúng tôi sẽ ra mắt trong tương lai? Tôi hy vọng như vậy. Anh ấy dường như kiếm sĩ đội lốt người xuất sắc (hoặc là nữ phái, tùy theo hoàn cảnh).

Blog Jade

Jade Zhan

Diễn viên cùng Công ty Lưu diễn của Shen Yun

February 4, 2014

Bình luận