Có bao giờ bạn bắt gặp chính mình trong một đêm tĩnh lặng, mà không tài nào thoát khỏi ánh mắt quyến rũ của mặt trăng?
Kể từ buổi đầu của thời đại văn minh, nhân loại đã bị thu hút bởi vẻ thần bí của mặt trăng. Chúng ta có vô số những câu chuyện, văn thơ, mê tín dị đoan về trăng, và thậm chí còn gửi con người lên đó để quả chắc rằng mặt trăng không phải làm bằng pho mát.
Đừng nhìn ngoái cổ lại bây giờ, nhưng cuối tuần này hứa hẹn sẽ có một mặt trăng tròn sáng rực, đánh dấu một ngày lễ Trung Quốc cổ đại.
Hàng năm vào ngày mười lăm tháng tám âm lịch, Trung Quốc ăn mừng Tết Trung thu thời cổ —hay là zhong qiu jie, còn được gọi là Lễ hội Trăng rằm.
Điều mà đã bắt đầu 3.000 năm về trước, như một nghi thức tôn giáo để cầu nguyện cho một vụ trúng mùa, đã trở thành ngày lễ nổi tiếng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Đây là cơ hội cho gia đình họp mặt, gần giống như Lễ Tạ Ơn kiểu Trung Quốc. Năm nay, chúng tôi mang đến cho bạn một số cách lý thú để ăn mừng.
Tự làm Bánh Trung thu của riêng mình
Điều mà đã từng dùng để tôn vinh dâng cúng các vị thần, bánh trung thu đã trở thành món cao lương mỹ vị không thể thiếu cho ngày lễ. Bánh tròn tượng trưng cho sự trọn vẹn của buổi họp mặt gia đình, sự hòa thuận, và may mắn. Đó là lý do tại sao chúng được cắt thành miếng nhỏ để có thể chia sẻ giữa bạn bè và gia đình.
Bánh trung thu không chỉ là một món hảo của trẻ lẫn già, nó cũng là một trong những loại bánh khó đúc nhất. Trong thời cổ đại, có thể mất đến cả tháng mới đúc được một cái! Ngày nay, quá trình đúc bánh ngắn hơn nhiều nhờ khuôn đúc và lò nướng. Nhưng đủ loại bánh đã phát triển theo cấp số nhân—từ blueberry đến Lạt xưởng, mọi người đều có được một bánh trung thu.
May mắn cho những ai lo lắng về sức khỏe vì bánh nhiều chất béo, bây giờ bạn có thể tìm được dụng cụ làm bánh giảm bớt mỡ và chất bảo quản. Làm bánh là một cách tuyệt vời để cả gia đình có thể tham gia, và tất cả mọi người có thể thêm vào một ít ý muốn cá nhân (như hương vị bơ đậu phộng và mứt)!
Hãy mở tiệc Cải trang về Cảm hứng từ Thần thoại
Năm nay, hãy mở tiệc cho bạn bè theo chủ đề Trung Thu, chuẩn bị đầy đủ với các trang phục truyền thống để diễn lại truyền thuyết cổ xưa. Nổi tiếng hơn hết là chị Hằng, Nữ nhân Đền Nguyệt.
Một phiên bản của câu chuyện chị Hằng, nghe hơi giống như một vở kịch cổ, như sau:
Một nữ thần đã cho Hằng Nga và chồng của cô là Hậu Nghệ một dược liệu trường sanh bất tử. Nhưng vừa lúc họ sắp thành những vị thần bất tử, bổng chín con chim kên ác độc lao lên trời và biến hóa thành chín mặt trời thiêu đốt.
Trái đất trở nên cực kỳ nóng, và mọi người bắt đầu ngã gục trên đất khô cằn. Trong cơn hoảng loạn, Hằng Nga vội vàng uống một nửa số thuốc trường sinh. Trong lúc giao cho chồng phần còn lại, chợt đánh rơi chai thuốc và chảy tràn trên mặt đất. Không còn chút nào cho anh ta.
Hậu Nghệ chìm sâu vào số phận khốn khổ của mình chỉ trong giây lát. Sau đó anh quyết định chấm dứt đau khổ của người dân. Anh lấy ra một mũi tên từ bao đựng tên của mình. Chĩa cái cung tên mầu nhiệm của mình lên bầu trời, anh bắn rơi một mặt trời ác độc. Rồi một cái nữa. Rồi một cái nữa đến khi chỉ còn một cái. Trái đất được cứu nạn.
Ngay sau đó dược liệu bắt đầu có hiệu lực. Hằng Nga cảm thấy mình được nâng lên khỏi mặt đất, và rồi càng lúc càng cao hơn về phía bầu trời. Trôi dạt ra khỏi thế giới bên dưới, cô đã bay đến mặt trăng bởi vì nó gần nhất với trái đất, và người chồng yêu quý của cô.
Ngày nay, vào mỗi tối mười lăm tháng tám âm lịch, người dân Trung Quốc vẫn cùng Hậu Nghệ gửi lời chúc đến Hằng Nga, người mà hằng nhớ đến anh, mãi tận mặt trăng. Bạn có thể tìm thấy khuôn mặt xinh đẹp của cô trên các hộp bánh trung thu.
Vì vậy năm nay, để đổi không khí (và để giảm calories của bánh trung thu), hãy thử diễn lại câu chuyện này với những người thân yêu của mình, trang bị với trang phục riêng của bạn!
Đi Ngắm Trăng
Vào thời ấy, mọi người đều ngồi trước nhà để ngắm trăng rằm. Hôm nay, bạn có thể mang tấm chăn đến công viên địa phương của bạn để ngắm lâu đài trăng rằm dưới biển trời đầy sao lấp lánh. Bạn thậm chí có thể tải được ứng dụng để giúp bạn xác định vị trí các chòm sao!
Hãy tìm cho được Thỏ Ngọc, bạn đồng hành đáng tin cậy của chị Hằng. Truyền thuyết kể rằng ba vị thần muốn để thử thách tâm tính con cáo, khỉ và thỏ. Vì vậy, họ giả làm người ăn xin đói rách và xin bố thí thức ăn. Cáo và khỉ có rất nhiều thức ăn để dành, nhưng từ chối không chịu chia sẻ chút nào với những người ăn xin. Con thỏ, không có dư thức ăn, nhưng sẵn sàng giúp đỡ. Hãy đoán xem những gì nó đã làm?
Bạn sẽ có lẽ không bao giờ đoán nổi, nhưng con thỏ nhảy vào một ngọn lửa đang cháy, hy sinh bản thân để những người ăn xin có một cái gì đó để ăn. Cảm động bởi lòng thương người của nó, ba vị thần cấp cho nó sự sống bất tử trong Cung Nguyệt, nơi mà nó làm bạn với chị Hằng.
Có rất nhiều cách để kỷ niệm Lễ hội Trăng rằm, nhưng không có gì tốt hơn bằng sưởi ấm cùng gia đình và bạn bè, chia sẻ miếng bánh thơm tho và nghe chuyện truyền thuyết cổ xưa dưới ánh trăng.