Thông cáo Báo chí

Cảm nhận âm nhạc

 

Là một nghệ sĩ múa, tôi rất thích tham dự những buổi tổng duyệt trước lưu diễn của Đoàn nhạc Giao hưởng Shen Yun.
Hãy tưởng tượng xem – tất cả nghệ sĩ múa và nhóm nghệ sĩ trong đoàn cùng ngồi trên những chiếc ghế nhung màu xanh trong hội trường, thưởng thức những bản nhạc yêu thích từ mùa lưu diễn năm trước do dàn nhạc giao hưởng của chúng tôi biểu diễn. Đối với tôi, sau một ngày luyện tập cường độ cao và diễn tập cho mùa diễn tiếp theo, thì sự thiết đãi hiếm có này – không mồ hôi, không áp lực – là một niềm vui lớn.
Khi buổi hòa nhạc bắt đầu, tôi cảm thấy rất hào hứng, không thể ngăn được sự thôi thúc được nhún nhảy theo điệu nhạc. Tôi được thưởng thức vị nhạc trưởng đại tài đang điểu khiển dàn nhạc một cách vui nhộn và nhiệt huyết, được tìm đến những người bạn nhạc sĩ tôi không thường xuyên gặp mặt, và được mỉm cười khi nhìn thấy dàn nhạc công Double bass đang hăng say gẩy đàn theo kỹ thuật pizzicato - rất giàu cảm xúc, ấm áp và rất sôi nổi đến bất ngờ.
Ở bản nhạc thứ ba, bộ đôi sáo và kèn clarinet ngân lên những nốt nhạc đầu tiên của tác phẩm Lan Đình thư tự và khiến tôi đắm chìm trong một khung cảnh quen thuộc:
Hụt hơi sau một tiết mục đầy hứng khởi quay lại triều nhà Đường, từ ánh đèn rực rỡ trên sân khấu, tôi bước vào hậu trường dưới ánh đèn xanh mờ ảo. Tôi luồn lách qua những người bạn đang đứng lấy lại sức và hàng chục bộ trang phục cũng như phụ kiện mà chúng tôi đã thay liên tục ba lần trước đó. 
Những ngón tay của tôi đang bận tháo một phụ kiện cài tóc theo phong cách nhà Đường, chuẩn bị biến thành một nhân vật khác, bởi vì chẳng mấy chốc chúng tôi sẽ nhanh chóng quay lại một vài thiên niên kỷ trước để tham gia vào một câu chuyện thần thoại thời tiền sử. Trong lúc đó, mắt tôi đang lướt tìm bộ váy tiên nữ hoa sen và bộ váy triều đại nhà Hán, đang chờ được thu lại và treo lên giá một cách cẩn thận.Từ xa vang lên giai điệu êm ái và huyền diệu của dàn nhạc giao hưởng, và nổi bật lên âm thanh mạnh mẽ rộn ràng của những chiếc quạt khi những nghệ sĩ múa vào vai các môn sinh với những động tác mở đóng quạt.
Sau một vài bài hát của phần hai, tôi kinh ngạc và vui sướng khi một bản nhạc yêu thích khác vang lên: Hoa Ưu Đàm Bà La. Lần này, những cô gái ngồi trên ghế khán giả bắt đầu làm hưởng ứng theo tiếng nhạc. Dọc theo ban công, những cánh tay mềm mại giơ lên và bắt đầu lắc lư đồng bộ:
Phải-trái-phải, cùng tạo thành hình búp hoa, rồi mở ra thành bông hoa nở rộ. Sau đó tra-la-laaaaaaaa! Người chỉ huy dàn nhạc ra hiệu kéo dài nốt nhạc cuối cùng, và tất cả các cô gái (ở dưới hàng ghế xanh) tạo tư thế cuối cùng của bông hoa đang nở.
Nếu một người lạ đột nhiên bước vào và nhìn thấy cảnh tượng này, có thể họ sẽ nghĩ chúng tôi đang vẫy tay đung đưa theo tiếng nhạc tại một buổi trình diễn nhạc cổ điển. Nhưng những gì chúng tôi được tận hưởng thú vị hơn nhiều những gì họ có thể tưởng tượng, chúng tôi như sống lại những khoảng khắc đáng trân quý khi diễn vai các nàng tiên nữ trong mùa diễn trước.
Chuyến lưu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng
Chuyến lưu diễn mùa thu hàng năm của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun là cơ hội cho những nhạc công của chúng tôi đứng trên sân khấu trung tâm. Họ thường trau chuốt hơn một chút trước khi lần lượt bước lên dưới ánh đèn sân khấu. Và khi toàn bộ dàn nhạc của đoàn cùng phối hợp biểu diễn, nó tạo ra một hiệu ứng kỳ diệu.
Hằng năm, trước khi các nhạc công lên đường lưu diễn, những nghệ sĩ múa chúng tôi trở thành những khán giả đầu tiên của họ. Buổi tổng duyệt được coi là buổi trình diễn ra mắt riêng đối với chúng tôi, bởi chúng tôi được nghỉ ngơi cả buổi tối và được cổ vũ to hết cỡ.
Có lẽ không phải nghệ sĩ múa cổ điển Trung Hoa nào cũng biết giọng Fa thăng (F#) thứ hòa âm, nhưng chúng tôi biết rõ âm thanh tuyệt vời này.
Dù sao thì, chúng tôi không phải là những chú trâu nghe nhạc...
Xin lỗi, có phải tôi vừa khiến các bạn nhíu lông mày vì khó hiểu phải không? Vậy hãy cùng nghe câu chuyện sau đây về một câu thành ngữ nổi tiếng, các bạn sẽ biết tôi muốn nói gì.
Đàn gảy tai trâu
Ngày xửa ngày xưa, vào thời Chiến Quốc (475-221 TCN), có một nhạc sĩ tên là Công Minh Nghi rất nổi tiếng vì tài chơi đàn cổ cầm. Tuy nhiên, có một thính giả mà ông không tài nào chinh phục được…
Vào một buổi sáng tuyệt đẹp, ông thức dậy với một tâm trạng đầy hào hứng và lãng mạn. Khi bước ra ngoài hòa mình dưới ánh nắng mặt trời, ông quyết định sẽ mang chiếc đàn cổ cầm của mình lên đồi.
Ở trên đồi, đứng giữa rừng hoa và những cơn gió nhẹ mát mẻ, ông phát hiện một thính giả may mắn – một chú bò khiêm tốn đang tha thẩn gặm cỏ một mình. Ông quyết định thiết đãi riêng cho chú một bản nhạc.
Ông ngồi xuống và chơi một bản nhạc xúc động nhất. Khi âm thanh của nốt nhạc cuối cùng nhỏ dần rồi kết thúc, ông ngước lên với với vẻ khoan khoái hài lòng… nhưng chỉ thấy chú bò đứng đó không có bất kỳ phản ứng gì. Lạ thật, ông nghĩ, thế là ông thử đánh một bài khác. Sau khi bản nhạc thứ hai kết thúc, chú bò vẫn tiếp tục gặm cỏ như không có chuyện gì xảy ra.
Vô cùng tức giận, ông bắt đầu đập mạnh tay và gảy đàn một cách ngẫu hứng, tạo nên những rung động mạnh. Cuối cùng con bò đã chú ý. Nhưng trước sự kinh ngạc của ông, con bò dừng gặm cỏ và chỉ thờ ơ ngước mắt tìm đàn chim ó vừa cất tiếng kêu.
Câu chuyện trên là nguồn gốc của câu thành ngữ Trung Quốc “Đàn gảy tai trâu”, có nghĩa là ban tặng một thứ gì vô cùng quý giá cho người không biết giá trị của nó.
Bây giờ thì các bạn biết tại sao tôi nói rằng những nghệ sĩ múa chúng tôi không phải là những chú trâu nghe nhạc rồi chứ.
Lúc này, ở bên kia bán cầu, dàn nhạc giao hưởng của chúng tôi đã khởi động chuyến lưu diễn châu Á của mình, và đó sẽ là chuyến lưu diễn vô cùng tuyệt vời. Tôi nóng lòng chờ đến lúc bạn cũng có cơ hội được thưởng thức âm nhạc của họ.

Là một nghệ sĩ múa, tôi rất thích tham dự những buổi tổng duyệt trước lưu diễn của Đoàn nhạc Giao hưởng Shen Yun.

Hãy tưởng tượng xem – tất cả nghệ sĩ múa và nhóm nghệ sĩ trong đoàn cùng ngồi trên những chiếc ghế nhung màu xanh trong hội trường, thưởng thức những bản nhạc yêu thích từ mùa lưu diễn năm trước do dàn nhạc giao hưởng của chúng tôi biểu diễn. Đối với tôi, sau một ngày luyện tập cường độ cao và diễn tập cho mùa diễn tiếp theo, thì sự thết đãi hiếm có này – không mồ hôi, không áp lực – là một niềm vui lớn.

Khi buổi hòa nhạc bắt đầu, tôi cảm thấy rất hào hứng, không thể ngăn được sự thôi thúc được nhún nhảy theo điệu nhạc. Tôi được thưởng thức vị nhạc trưởng đại tài đang điểu khiển dàn nhạc một cách vui nhộn và nhiệt huyết, được tìm đến những người bạn nhạc sĩ tôi không thường xuyên gặp mặt, và được mỉm cười khi nhìn thấy dàn nhạc công Double bass đang hăng say gẩy đàn theo kỹ thuật pizzicato - rất giàu cảm xúc, ấm áp và rất sôi nổi đến bất ngờ.

Ở bản nhạc thứ ba, bộ đôi sáo và kèn clarinet ngân lên những nốt nhạc đầu tiên của tác phẩm Lan Đình thư tự và khiến tôi đắm chìm trong một khung cảnh quen thuộc:

Hụt hơi sau một tiết mục đầy hứng khởi quay lại triều nhà Đường, từ ánh đèn rực rỡ trên sân khấu, tôi bước vào hậu trường dưới ánh đèn xanh mờ ảo. Tôi luồn lách qua những người bạn đang đứng lấy lại sức và hàng chục bộ trang phục cũng như phụ kiện mà chúng tôi đã thay liên tục ba lần trước đó. 

Những ngón tay của tôi đang bận tháo một phụ kiện cài tóc theo phong cách nhà Đường, chuẩn bị biến thành một nhân vật khác, bởi vì chẳng mấy chốc chúng tôi sẽ nhanh chóng quay lại một vài thiên niên kỷ trước để tham gia vào một câu chuyện thần thoại thời tiền sử. Trong lúc đó, mắt tôi đang lướt tìm bộ váy tiên nữ hoa sen và bộ váy triều đại nhà Hán, đang chờ được thu lại và treo lên giá một cách cẩn thận.Từ xa vang lên giai điệu êm ái và huyền diệu của dàn nhạc giao hưởng, và nổi bật lên âm thanh mạnh mẽ rộn ràng của những chiếc quạt khi những nghệ sĩ múa vào vai các môn sinh với những động tác mở đóng quạt.

Sau một vài bài hát của phần hai, tôi kinh ngạc và vui sướng khi một bản nhạc yêu thích khác vang lên: Hoa Ưu Đàm Bà La. Lần này, những cô gái ngồi trên ghế khán giả bắt đầu làm hưởng ứng theo tiếng nhạc. Dọc theo ban công, những cánh tay mềm mại giơ lên và bắt đầu lắc lư đồng bộ:

Phải-trái-phải, cùng tạo thành hình búp hoa, rồi mở ra thành bông hoa nở rộ. Sau đó tra-la-laaaaaaaa! Người chỉ huy dàn nhạc ra hiệu kéo dài nốt nhạc cuối cùng, và tất cả các cô gái (ở dưới hàng ghế xanh) tạo tư thế cuối cùng của bông hoa đang nở.

Nếu một người lạ đột nhiên bước vào và nhìn thấy cảnh tượng này, có thể họ sẽ nghĩ chúng tôi đang vẫy tay đung đưa theo tiếng nhạc tại một buổi trình diễn nhạc cổ điển. Nhưng những gì chúng tôi được tận hưởng thú vị hơn nhiều những gì họ có thể tưởng tượng, chúng tôi như sống lại những khoảng khắc đáng trân quý khi diễn vai các nàng tiên nữ trong mùa diễn trước.

Chuyến lưu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng

Chuyến lưu diễn mùa thu hàng năm của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun là cơ hội cho những nhạc công của chúng tôi đứng trên sân khấu trung tâm. Họ thường trau chuốt hơn một chút trước khi lần lượt bước lên dưới ánh đèn sân khấu. Và khi toàn bộ dàn nhạc của đoàn cùng phối hợp biểu diễn, nó tạo ra một hiệu ứng kỳ diệu.

Hằng năm, trước khi các nhạc công lên đường lưu diễn, những nghệ sĩ múa chúng tôi trở thành những khán giả đầu tiên của họ. Buổi tổng duyệt được coi là buổi trình diễn ra mắt riêng đối với chúng tôi, bởi chúng tôi được nghỉ ngơi cả buổi tối và được cổ vũ to hết cỡ.

Có lẽ không phải nghệ sĩ múa cổ điển Trung Hoa nào cũng biết giọng Fa thăng (F#) thứ hòa âm, nhưng chúng tôi biết rõ âm thanh tuyệt vời này.

Dù sao thì, chúng tôi không phải là những chú trâu nghe nhạc...

Xin lỗi, có phải tôi vừa khiến các bạn nhíu lông mày vì khó hiểu phải không? Vậy hãy cùng nghe câu chuyện sau đây về một câu thành ngữ nổi tiếng, các bạn sẽ biết tôi muốn nói gì.

Đàn gảy tai trâu

Ngày xửa ngày xưa, vào thời Chiến Quốc (475-221 TCN), có một nhạc sĩ tên là Công Minh Nghi rất nổi tiếng vì tài chơi đàn cổ cầm. Tuy nhiên, có một thính giả mà ông không tài nào chinh phục được…

Vào một buổi sáng tuyệt đẹp, ông thức dậy với một tâm trạng đầy hào hứng và lãng mạn. Khi bước ra ngoài hòa mình dưới ánh nắng mặt trời, ông quyết định sẽ mang chiếc đàn cổ cầm của mình lên đồi.

Ở trên đồi, đứng giữa rừng hoa và những cơn gió nhẹ mát mẻ, ông phát hiện một thính giả may mắn – một chú bò khiêm tốn đang tha thẩn gặm cỏ một mình. Ông quyết định thiết đãi riêng cho chú một bản nhạc.

Ông ngồi xuống và chơi một bản nhạc xúc động nhất. Khi âm thanh của nốt nhạc cuối cùng nhỏ dần rồi kết thúc, ông ngước lên với với vẻ khoan khoái hài lòng… nhưng chỉ thấy chú bò đứng đó không có bất kỳ phản ứng gì. Lạ thật, ông nghĩ, thế là ông thử đánh một bài khác. Sau khi bản nhạc thứ hai kết thúc, chú bò vẫn tiếp tục gặm cỏ như không có chuyện gì xảy ra.

Vô cùng tức giận, ông bắt đầu đập mạnh tay và gảy đàn một cách ngẫu hứng, tạo nên những rung động mạnh. Cuối cùng con bò đã chú ý. Nhưng trước sự kinh ngạc của ông, con bò dừng gặm cỏ và chỉ thờ ơ ngước mắt tìm đàn chim ó vừa cất tiếng kêu.

Câu chuyện trên là nguồn gốc của câu thành ngữ Trung Quốc “Đàn gảy tai trâu”, có nghĩa là ban tặng một thứ gì vô cùng quý giá cho người không biết giá trị của nó.

Bây giờ thì các bạn biết tại sao tôi nói rằng những nghệ sĩ múa chúng tôi không phải là những chú trâu nghe nhạc rồi chứ.

Lúc này, ở bên kia bán cầu, dàn nhạc giao hưởng của chúng tôi đã khởi động chuyến lưu diễn châu Á của mình, và đó sẽ là chuyến lưu diễn vô cùng tuyệt vời. Tôi nóng lòng chờ đến lúc bạn cũng có cơ hội được thưởng thức âm nhạc của họ.

Bình luận