Thông cáo Báo chí

Văn hóa Trung Hoa có nội hàm tâm linh như thế nào?

Trung Quốc từng được mệnh danh là mảnh đất “Thần Châu”. Danh xưng với hàm nghĩa sâu xa này bắt nguồn từ thời thượng cổ, khi “Nhân Thần đồng tại”. Sau khi Thiên thượng truyền thụ cho người Trung Quốc phương thức sống, kỹ thuật sinh tồn, nghệ thuật và chữ viết, nền văn minh 5.000 năm này đã không ngừng được truyền thừa qua nhiều thế hệ.

Vào thời Xuân Thu, văn hóa tu luyện của Đạo gia và phép tắc xử thế của Nho gia đã xuất hiện tại mảnh đất Trung Nguyên. Vào thời Đông Hán, văn hóa tu luyện của Phật gia từ Ấn Độ chính thức du nhập vào Trung Nguyên. Kể từ đó, lý niệm của Nho gia, Phật gia và Đạo gia đã trở thành tư tưởng cốt lõi trong hệ thống tín ngưỡng của người dân Trung Quốc. Tại các triều đại trong quá khứ, người Trung Quốc lấy tín ngưỡng làm tiền đề cơ sở để duy trì chuẩn mực đạo đức của toàn bộ xã hội ở mức độ khá cao, không ngừng làm phong phú các lĩnh vực văn hóa, bao gồm Trung y, thiên văn, âm nhạc, vũ đạo, hội họa, thư pháp, văn học, kiến trúc v.v.

Từ thời cận đại đến nay, trước hết văn hóa Trung Hoa phải đối diện với sự tấn công của khoa học kỹ thuật phương Tây, sau đó trải qua sự phá hoại của hình thái ý thức vô thần luận và hạo kiếp Đại Cách mạng Văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tín ngưỡng 5.000 năm của người dân Trung Quốc đã bị điên đảo, kể từ đó bước vào thời kỳ văn hóa băng hoại. Cho đến tận hôm nay, những điều con người biết đến chỉ là một số kiến thức về hiện tượng văn hóa trên bề mặt của các món vật dụng, trong khi đó nội hàm tâm linh ở phía sau những hiện tượng này rất ít người biết đến.

Ngày nay, những điều mà Shen Yun triển hiện trên sân khấu thế giới đều là văn hóa Thần truyền chính thống, thực sự có thể giúp con người thoát khỏi mê mờ, đồng thời dẫn dắt con người hướng thiện.