Thỏ Ngọc dễ thương, lông trắng mềm mại, và không phải là một chú thỏ bình thường. Thỏ Ngọc ở trên Cung Trăng, là một huyền thoại bí ẩn đầy lôi cuốn của phương Đông. Những lúc không bận rộn giã thuốc trường thọ, Thỏ Ngọc sẽ bầu bạn cùng Hằng Nga xinh đẹp ở trên Cung Trăng. Trong nhiều truyền thuyết kể về nguồn gốc của Tết Trung thu, câu chuyện về Hằng Nga được biết đến rộng rãi hơn cả, vậy còn câu chuyện về Thỏ Ngọc thường xuất hiện cùng Hằng Nga rốt cuộc là như thế nào?
Ở các nước Đông Á, Thỏ Ngọc là một biểu tượng văn hóa khá phổ biến. Truyền thuyết gắn liền với Thỏ Ngọc ở phương Tây khác nhau tùy theo từng quốc gia. Dưới đây là một truyền thuyết của Trung Hoa, cũng là một câu chuyện cổ Phật gia.
Chuyện kể rằng, Ngọc Hoàng Thượng Đế cải trang thành một lão ăn mày nghèo khổ. Ông lão đi xin thức ăn từ khỉ, rái cá, chó rừng và thỏ. Khỉ hái quả trên cây, rái cá bắt cá dưới sông. Chó rừng đi trộm một con thằn lằn và một ấm sữa đông. Còn thỏ chỉ biết gặm cỏ, nó biết cỏ không thể làm thức ăn cho người, nên đã quyết định dâng hiến thân mình. Nó nhảy vào đống lửa của lão ăn mày. Tuy nhiên, không hiểu sao chú thỏ không bị thiêu cháy. Ông lão đột nhiên hóa thành Ngọc Hoàng Thượng Đế! Cảm động trước sự hy sinh vô tư của chú thỏ, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã đưa nó về Cung Trăng và trở thành Thỏ Ngọc bất tử.
Nhân vật Thỏ Ngọc huyền thoại đã xuất hiện lần đầu trong tiết mục “Tôn Ngộ Không đánh đuổi cóc tinh” (Monkey King Thwarts the Evil Toad), mùa lưu diễn 2014 của nghệ thuật biểu diễn Shen Yun. Trong tiết mục này, một con cóc lớn xấu xa muốn ăn thịt Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đến giải cứu sư phụ, cóc tinh bèn chạy trốn lên Cung Trăng. Ở đó, cóc tinh nhìn thấy Thỏ Ngọc đang bận dùng cối và chày để giã thuốc trường thọ.
Lúc Hằng Nga gọi Thỏ Ngọc rời đi, cóc tinh lẩn trốn trên Cung Trăng đã biến hình thành Thỏ Ngọc. Sau đó, nó lấy thuốc tiên chữa lành một bên chân bị thương của mình, đồng thời đánh cắp chiếc chày của Thỏ Ngọc để làm vũ khí. Cóc tinh cầm chiếc chày thần lộng hành tác quái. May mắn thay, Tôn Ngộ Không đã dùng hỏa nhãn kim tinh nhìn thấu bộ dạng của yêu tinh cóc. Tôn Ngộ Không đã đánh đuổi cóc tinh và ngăn chặn mối họa, trả lại chiếc chày thần cho Thỏ Ngọc, nhờ vậy mọi chuyện đã kết thúc êm đẹp.
* * *
Người ta nói rằng khi nhìn lên mặt trăng, có thể thấy hình bóng Thỏ Ngọc đang cầm chày giã thuốc. Thỏ Ngọc không chỉ đáng yêu với bộ lông trắng mềm mại, nó còn là biểu tượng của sự vô tư, lòng trung thành và vị tha. Có lẽ đó là lý do vì sao Thỏ Ngọc ở trên Cung Trăng – để chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu trên mặt đất, đều có thể nhìn thấy biểu tượng đạo đức về lòng chính trực và vị tha.
Lần tới, nếu bạn nhìn lên mặt trăng, hãy nhớ đến Thỏ Ngọc vị tha và luôn vì người khác nhé.
Trung Quốc cổ đại là mảnh đất nhân và Thần đồng tại, đã sáng tạo ra nền văn hóa Thần truyền. Do đó, lịch sử thuở sơ khai của Trung Quốc gắn liền với những câu chuyện thần thoại. Loạt bài mới “Câu chuyện thần thoại” của chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về những nhân vật chính trong các truyền thuyết ly kỳ của Trung Quốc.