Thông cáo Báo chí

Lan Đình Tự trong sách của Vương Hy Chi
Orchid Pavilion


Bản sao các bài thơ của Lan Đình Tự thời nhà Đường, được viết vào thế kỷ thứ tư bởi nhà thư pháp kiệt xuất Vương Hy Chi.

 

“Thư thánh” Vương Hy Chi
Vương Hy Chi là một trong những nhà thư pháp kiệt xuất nhất của Trung Quốc thời cổ đại, mang danh hiệu "Thư thánh". Thư pháp của ông kết tinh tinh hoa của những môn phái khác thành một thể hệ độc lập, biến phong cách thư pháp cổ xưa của thời Ngụy Hán thành nét bút phóng khoáng, kết cấu chặt chẽ, phong cách nhã nhặn tự nhiên, thế bút bút khỏe khoắn, tuyệt đẹp. Người ta miêu tả chữ của ông "bay bổng như phù vân, khỏe khoắn như rồng uốn lượn"
Vương Hy Chi sinh trong một gia đình danh gia vọng tộc tại Lang Da vào thời Lưỡng Tấn (nay thuộc tỉnh Sơn Đông). 7 tuổi ông đã bắt đầu theo học thư pháp với Vệ phu nhân, một nữ thư pháp. Vào năm 12 tuổi, thư pháp của ông đã có một chút thành tựu. Vì luyện thư Pháp, Vương Hy Chi thường quên ăn quên ngủ. Ông bày bút mực giấy nghiên khắp nơi trong nhà để có thể cầm bút luyện chứ bất cứ khi nào; Ông sống dưới chân núi Hội Kê, những hồ nước gần đó đều trở thành “bể mực” để ông rửa bút luyện chữ.
Vương Hy Chi có nhân cách cao thượng, xem nhẹ danh lợi, cá tính tự do phóng khoáng. Lúc đó Thái úy Hy Giám muốn kén rể trong họ Vương cho con gái mình nên phái môn sinh đi trước quan sát dung mạo cử chỉ của công tử nhà họ Vương. Con cháu họ Vương nghe nói Thái úy muốn kén rể, lũ lượt khăn áo chỉnh tề, cố tạo phong thái tốt. Chỉ có Vương Hy Chi dường như không nghe thấy gì, phanh áo nằm ở giường trúc phía Đông, tự nhiên ăn bánh nướng. Môn sinh quay về miêu tả dáng vẻ của Vương Hy Chi với Hy Giám, Hy Giám vui mừng nói: “Người này chính là rể tốt của ta!”
Chữ Lệ, chữ Khải, chữ Hành, chữ Thảo của Vương Hy Chi đều viết đẹp vô cùng, mấy người con trai của ông đều lần lượt kế tục hàm vị, tư thái, nét bút, ngoại hình và yếu lĩnh trong thư pháp của ông, đều trở thành nhà thư pháp nổi tiếng, trong đó Vương Hiến có thành tựu lớn nhất.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Vương Hy Chi là “Lan Đình Tập Tự”, là sách mẫu cho các nhà thư pháp đời sau mô phỏng theo, được Đường Thái Tông vinh danh là thập toàn thập mỹ.
Lan Đình Tập Tự
Ngày mùng 3 tháng 3 nông lịch của Trung Quốc là ngày tết Thượng Tỵ thời cổ đại, còn gọi là tết Hàn Thực. Theo phong tục dân gian vào ngày này mọi nhà đều phải rửa tay rửa mặt bên dòng nước, mượn điều này để tiêu trừ bệnh tật và vận rủi.
Vương Hy Chi, lúc đó đảm nhiệm chức Nội Sử (chức quan) tại Hội Kê, cùng với 40 vị văn nhân nho nhã tới Lan Đình tại núi Hội Kê thuộc huyện Sơn Âm ăn tết Hàn Thực. Họ ngồi quanh hai bờ sông, dùng ly đựng rượu, đặt tại thượng lưu sông Khúc Thủy để nó tự cuốn trôi xuống dưới hạ lưu, dừng tại nơi nào thì người đó lấy ly rượu đó uống và làm một bài thơ. Hôm đó, dòng nước cuốn trôi những ly rượu, mọi người uống rất vui vẻ, tổng cộng đã làm được 37 bài thơ hay. Có người đề xuất tập hợp lại những bài thơ ngẫu hứng này thành một tập thơ, gọi là “Lan Đình Tập”. Mọi người lại nhờ Vương Hy Chi viết lời mở đầu, Vương Hy Chi nhân lúc rượu nồng cao hứng, tình cảm dạt dào đã dùng bút lông chuột viết lên giấy tơ tằm, viết liền một mạch. Đây chính là bài “Lan Đình Tập Tự”, gọi tắt là “Lan Đình Tự”.
Toàn văn bài “Lan Đình Tự” gồm 28 dòng, 324 chữ, chữ nào cũng tinh diệu, thanh thoát thông thuận như nét bút của Thần. Trong đó chữ “Chi” có tới hơn 20 chữ, thiên biến vạn hóa, không chữ nào giống chữ nào, được mệnh danh là “Đệ nhất hành thư” trong lịch sử thư pháp. Lan Đình Tự không chỉ là tinh hoa của thư pháp, mà còn là một tác phẩm văn học xuất sắc, thuật lại vẻ đẹp cảnh sắc của Lan Đình, tình cảm hân hoan khi mọi người cùng nhau hội họp, và cũng ký thác niềm cảm khái về đời người cay đắng ngắn ngủi, sinh tử vô thường.
Tiết mục vũ đạo “Lan Đình thư tự” của Shen Yun lấy cảm hứng sáng tác từ câu chuyện này.

“Thư thánh” Vương Hy Chi

Vương Hy Chi là một trong những nhà thư pháp kiệt xuất nhất của Trung Quốc thời cổ đại, mang danh hiệu "Thư thánh". Thư pháp của ông kết tinh tinh hoa của những môn phái khác thành một thể hệ độc lập, biến phong cách thư pháp cổ xưa của thời Ngụy Hán thành nét bút phóng khoáng, kết cấu chặt chẽ, phong cách nhã nhặn tự nhiên, thế bút bút khỏe khoắn, tuyệt đẹp. Người ta miêu tả chữ của ông "bay bổng như phù vân, khỏe khoắn như rồng uốn lượn"

Vương Hy Chi sinh trong một gia đình danh gia vọng tộc tại Lang Da vào thời Lưỡng Tấn (nay thuộc tỉnh Sơn Đông). 7 tuổi ông đã bắt đầu theo học thư pháp với Vệ phu nhân, một nữ thư pháp. Vào năm 12 tuổi, thư pháp của ông đã có một chút thành tựu. Vì luyện thư Pháp, Vương Hy Chi thường quên ăn quên ngủ. Ông bày bút mực giấy nghiên khắp nơi trong nhà để có thể cầm bút luyện chứ bất cứ khi nào; Ông sống dưới chân núi Hội Kê, những hồ nước gần đó đều trở thành “bể mực” để ông rửa bút luyện chữ.

Vương Hy Chi có nhân cách cao thượng, xem nhẹ danh lợi, cá tính tự do phóng khoáng. Lúc đó Thái úy Hy Giám muốn kén rể trong họ Vương cho con gái mình nên phái môn sinh đi trước quan sát dung mạo cử chỉ của công tử nhà họ Vương. Con cháu họ Vương nghe nói Thái úy muốn kén rể, lũ lượt khăn áo chỉnh tề, cố tạo phong thái tốt. Chỉ có Vương Hy Chi dường như không nghe thấy gì, phanh áo nằm ở giường trúc phía Đông, tự nhiên ăn bánh nướng. Môn sinh quay về miêu tả dáng vẻ của Vương Hy Chi với Hy Giám, Hy Giám vui mừng nói: “Người này chính là rể tốt của ta!”

Chữ Lệ, chữ Khải, chữ Hành, chữ Thảo của Vương Hy Chi đều viết đẹp vô cùng, mấy người con trai của ông đều lần lượt kế tục hàm vị, tư thái, nét bút, ngoại hình và yếu lĩnh trong thư pháp của ông, đều trở thành nhà thư pháp nổi tiếng, trong đó Vương Hiến có thành tựu lớn nhất.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Vương Hy Chi là “Lan Đình Tập Tự”, là sách mẫu cho các nhà thư pháp đời sau mô phỏng theo, được Đường Thái Tông vinh danh là thập toàn thập mỹ.

Lan Đình Tập Tự

Ngày mùng 3 tháng 3 nông lịch của Trung Quốc là ngày tết Thượng Tỵ thời cổ đại, còn gọi là tết Hàn Thực. Theo phong tục dân gian vào ngày này mọi nhà đều phải rửa tay rửa mặt bên dòng nước, mượn điều này để tiêu trừ bệnh tật và vận rủi.

Vương Hy Chi, lúc đó đảm nhiệm chức Nội Sử (chức quan) tại Hội Kê, cùng với 40 vị văn nhân nho nhã tới Lan Đình tại núi Hội Kê thuộc huyện Sơn Âm ăn tết Hàn Thực. Họ ngồi quanh hai bờ sông, dùng ly đựng rượu, đặt tại thượng lưu sông Khúc Thủy để nó tự cuốn trôi xuống dưới hạ lưu, dừng tại nơi nào thì người đó lấy ly rượu đó uống và làm một bài thơ. Hôm đó, dòng nước cuốn trôi những ly rượu, mọi người uống rất vui vẻ, tổng cộng đã làm được 37 bài thơ hay. Có người đề xuất tập hợp lại những bài thơ ngẫu hứng này thành một tập thơ, gọi là “Lan Đình Tập”. Mọi người lại nhờ Vương Hy Chi viết lời mở đầu, Vương Hy Chi nhân lúc rượu nồng cao hứng, tình cảm dạt dào đã dùng bút lông chuột viết lên giấy tơ tằm, viết liền một mạch. Đây chính là bài “Lan Đình Tập Tự”, gọi tắt là “Lan Đình Tự”.

Toàn văn bài “Lan Đình Tự” gồm 28 dòng, 324 chữ, chữ nào cũng tinh diệu, thanh thoát thông thuận như nét bút của Thần. Trong đó chữ “Chi” có tới hơn 20 chữ, thiên biến vạn hóa, không chữ nào giống chữ nào, được mệnh danh là “Đệ nhất hành thư” trong lịch sử thư pháp. Lan Đình Tự không chỉ là tinh hoa của thư pháp, mà còn là một tác phẩm văn học xuất sắc, thuật lại vẻ đẹp cảnh sắc của Lan Đình, tình cảm hân hoan khi mọi người cùng nhau hội họp, và cũng ký thác niềm cảm khái về đời người cay đắng ngắn ngủi, sinh tử vô thường.

Tiết mục vũ đạo “Lan Đình thư tự” của Shen Yun lấy cảm hứng sáng tác từ câu chuyện này.