Những người cha Vĩ đại: Phụ tử đều là những bậc thầy thư pháp
Sắp đến Ngày của Cha, chúng ta cùng nhìn lại một vài người cha vĩ đại nhất trong lịch sử lâu đời của Trung Hoa với sự khâm phục. Những người cha này mang đến cho chúng ta một góc nhìn mới về tình phụ tử và vai trò quan trọng của tình phụ tử.
Được mệnh danh là Thư Thánh, Vương Hy Chi sống vào thời nhà Tấn (thế kỷ thứ 4 SCN), được coi là bậc thầy thư pháp tài hoa nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng với kiệt tác bất hủ “Lan Đình Tập Tự”. Ông còn được biết đến qua việc dùng sự khổ luyện để truyền thụ kỹ năng thư pháp cho con trai của ông là Vương Hiến Chi.
Vương Hy Chi bắt đầu rèn luyện thư pháp cho con trai của ông khi cậu bé mới lên bảy tuổi. Con trai của ông đã thể hiện năng khiếu từ khi còn bé, bạn bè họ hàng của ông cũng thường khen ngợi thư pháp của cậu bé. Mọi người thường nói rằng cậu bé này lớn lên sẽ nổi tiếng và có thành tựu giống như cha mình.
Những lời khen ngợi không ngớt khiến vợ chồng Vương Hy Chi cảm thấy lo lắng, bởi vì hai vợ chồng không muốn con trai mình trở nên kiêu ngạo và tự mãn. Vợ chồng Vương Hy Chi hiểu rằng nếu con trai trở nên tự mãn, thì cậu bé sẽ không bao giờ có thể đốc thúc bản thân thành tựu những điều vĩ đại.
Một ngày nọ, Hiến Chi hỏi mẫu thân: “Thưa mẫu thân, con cần phải luyện tập thư pháp trong bao lâu nữa?”
Mẫu thân mỉm cười và đáp: “Khi con hoàn thành xong với 18 vại nước trong vườn nhà, chỉ khi đó nét bút của con mới vững vàng và kiên định.” Hiến Chi cho rằng mẫu thân đang nói đùa, tuy nhiên sau khi nhìn thấy vẻ mặt nghiêm túc của phụ thân, cậu bé mới nhận ra trở thành bậc thầy thư pháp đòi hỏi công phu rèn luyện nhiều hơn, và cậu bé cần phải nỗ lực kiên trì hơn nữa. Nhờ đó, Hiến Chi đã tiếp tục luyện tập thư pháp trong vườn nhà trong 5 năm tiếp theo.
Một ngày nọ, Hiến Chi cho phụ thân xem một số bức thư pháp của mình, mong rằng phụ thân sẽ khen ngợi mình đôi chút. Bởi vì không muốn con trai trở nên tự mãn, cho nên Vương Hy Chi chỉ im lặng. Ông đã lấy bút lông viết thêm một nét chấm bên dưới chữ 大 ("đại", lớn) của Hiến Chi, để tạo thành chữ 太 ("thái", quá). Hiến Chi nhìn thấy phụ thân không khen mình chút nào, cậu liền đưa bức thư pháp cho mẫu thân xem. Mẫu thân trầm ngâm nhìn bức thư pháp và nói: “Con đã luyện tập thư pháp rất nhiều năm, và con cũng đã dùng rất nhiều vại nước rồi. Tuy nhiên, con vẫn cần tập luyện tiếp nữa, bởi vì chỉ có dấu chấm trên chữ 太 (thái) này là giống với thư pháp của phụ thân con thôi.”
Sau khi nghe mẫu thân nói vậy, Hiến Chi cảm thấy vô cùng xấu hổ. Cậu bé chợt nhận ra rằng cậu đã đề cao bản thân trước khi đạt được thành tựu. Sau đó, cậu hiểu ra mình vẫn còn một chặng đường dài để đi trước khi cậu có thể trở nên giỏi giang giống như phụ thân. Từ đó trở đi, Hiến Chi đã biết khiêm tốn và rất chăm chỉ luyện tập thư pháp. Cuối cùng, cậu đã trở thành một bậc thầy thư pháp. Kỹ năng thư pháp của Hiến Chi được coi là sánh ngang với phụ thân của mình. Phụ tử nhà họ Vương đã lưu danh vào sử sách Trung Hoa và được xưng tụng là “Nhị Vương”.
Tiết mục vũ đạo “Lan Đình Thư Tự” trong mùa diễn 2016 của Shen Yun, đã tôn vinh kiệt tác vượt thời gian của Vương Hy Chi và những người bạn văn nhân của ông. Loạt podcast Đằng sau những nốt nhạc của chúng tôi sẽ giúp bạn có góc nhìn rõ hơn về phần âm nhạc của tiết mục vũ đạo này được biểu diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun.
Để tôn vinh Ngày của Cha, Shen Yun Shop đặc biệt giới thiệu những hộp quà tặng đặc biệt dành cho người cha của bạn. Vui lòng truy cập trang web của Shen Yun Shop để biết thêm chi tiết và tận hưởng ưu đãi lên đến 30%.