Điệu múa dân tộc Mãn Châu
Triều nhà Thanh là một trong những triều đại cuối cùng của Trung Quốc, hoàng đế là người Mãn Châu. Dân tộc Mãn Châu là dân tộc thiểu số đông thứ hai tại Trung Quốc, con gái của hoàng đế hoặc các bậc vương gia công hầu quyền quý được gọi là cách cách.
Điệu múa cách cách là điệu múa cung đình được người Mãn Châu trong kinh thành lưu giữ lại trong những năm thời vua Càn Long. Phụ nữ mặc trang phục cách cách trong cung đình Mãn tộc, chân đi guốc hoa bồn, điệu múa mô phỏng những cử chỉ của các cách cách trong cuộc sống thường nhật, động tác thanh cao đoan trang nhưng cũng không mất đi sự hoạt bát vui nhộn.
Những đôi "Kỳ hài" (ý nói giày của người Bát Kỳ - tên cũ của dân tộc Mãn Châu) đế cao của phụ nữ dân tộc Mãn Châu được thêu hoa văn, gót giày nằm chính giữa đế giày, cao chừng 3-4 tấc (khoảng chừng 9-12 cm). Hình dạng đế gỗ có thể ví như trên rộng dưới hẹp của đế bồn hoa và trên rộng dưới tròn của đế móng ngựa, nên mọi người thường gọi là guốc "hoa bồn" hay guốc "mã đề". Phụ nữ xỏ những đôi guốc này vào khi đi lại hai cánh tay đung đưa ra phía trước và phía sau với biên độ lớn, họ cũng không thể đi nhanh được. Do đó cần có yêu cầu rất cao về khả năng cân bằng và điều chỉnh thân thể của những nghệ sĩ múa.
April 29, 2018