Đại Cách mạng Văn hóa
“Đại Cách mạng Văn hóa” (16 tháng 5 năm 1966 đến tháng 10 năm 1976) là một cuộc đại nạn đối với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Trong cuộc vận động này, các văn vật cổ trong hàng ngàn năm qua của Trung Quốc gần như đã bị phá hủy toàn bộ, đồng thời sự trân trọng và lòng tôn kính trong tâm của người dân đối với văn hóa truyền thống đã bị tan rã.
Trên thực tế, Trung Cộng từ khi chiếm đoạt chính quyền cũng đã bắt đầu phá hoại một cách có hệ thống văn hóa truyền thống Trung Quốc. Thông qua cuộc vận động “trấn phản” vào đầu những năm 1950, nó đã phá hủy Phật giáo và Đạo giáo ở Trung Quốc; thông qua cuộc vận động “phản hữu” năm 1957 nó đã thanh trừng phần tử trí thức. Hai cuộc vận động này đã tàn sát những tinh hoa của văn hóa Trung Quốc. Còn cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa” chính là từ phương diện đồ vật mà hủy diệt các văn vật, di tích cổ, tranh thư pháp, cổ vật, sách cổ, v.v., đồng thời cũng đã cải biến phương thức sinh hoạt của người dân, bao gồm những lễ hội, lễ nghi, giải trí, phong tục ăn mặc, nhà ở, đi lại, v.v.
“Đại Cách mạng Văn hóa” ngoài việc thiết lập một hệ thống sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông, còn thiết lập một hệ thống phương thức tư duy cũng như nói chuyện theo Mao Trạch Đông. Đây là một cuộc phá hoại toàn diện nhất và có hệ thống nhất đối với văn hóa Trung Quốc trong 5.000 năm qua. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng tham khảo chương thứ 6 có tiêu đề “ĐCSTQ phá hoại Văn hóa dân tộc” của loạt bài xã luận “Cửu Bình” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên.
September 11, 2011