Quan niệm sai lầm thứ tư: Trung Quốc cổ đại tụt hậu và chuyên chế
Trong triều đại nhà Tần (221 TCN-206 TCN), vị hoàng đế trở thành vua tối cao của Trung Quốc. Mặc dù xã hội Trung Quốc cổ đại chưa bao giờ hình thành hiến pháp, nhưng hệ tư tưởng Nho giáo đã đóng một vai trò tương tự trong việc vận hành quốc gia.
Nhà tư tưởng Khổng tử viết "Thiên Nhân Tam Sách" cho vua Vũ Đế, trong đó ông trình bày chi tiết về lý do tại sao hoàng đế phải tuân thủ các nguyên tắc nhân chánh (trị dân bằng lòng nhân từ) của Nho giáo. Từ thời nhà Hán (206 TCN-220 CE) trở đi, tư tưởng Nho giáo nhắc nhở cho các vị hoàng đế kiểm soát mình thường xuyên.
Kể từ triều đại nhà Tùy (581 CE-618 CE) và nhà Đường (618 CE-907 CE), Trung Quốc được quản lý theo hệ thống cơ chế "tam tỉnh lục bộ", tương tự như hệ thống của thế giới phương Tây về phân chia quyền lực. Chiếu chỉ của Hoàng đế được xem xét lại và xác nhận bởi Ngự sử quan, là nơi có quyền từ chối sắc lệnh của Vua.
Trung Quốc cổ đại cũng rất chú trọng tự do ngôn luận. Người sáng lập triều đại nhà Tống, Tống Thái Tổ (Triệu Khuông Dẫn), tuyên bố sẽ không bao giờ giết Tể tướng và cận thần, do đó cho phép họ được tự do bày tỏ ý kiến và quan điểm của họ.
Ngay từ thuở ban sơ của nền văn minh Trung Quốc, sở hữu tư nhân luôn được tôn trọng. Trước khi Đảng Cộng sản giành quyền cai trị, sự tham gia của giai cấp cầm quyền chỉ mở rộng đến cấp huyện (tương đương với cấp thành phố ngày nay). Ngoại trừ việc thi hành nghĩa vụ quân sự, thu thuế và lao động bắt buộc trong các dự án công cộng, nhà nước không gây trở ngại đến sinh hoạt của người dân.
Trường phái Đạo nhấn mạnh sự cân bằng giữa âm và dương và trường phái Nho giáo chủ trương giáo dục sự hài hòa trong sự bất đồng. Như vậy, Trung Quốc cổ đại là một xã hội đa yếu tố nhưng hài hòa. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong triều đại nhà Đường, khi Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đồng thời tồn tại và phát triển. Hơn nữa, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, và các tôn giáo khác đã được công khai phát triển ở Trung Quốc.
Tự sưng là Thiên Tử, các vị hoàng đế Trung Quốc được yêu cầu phải tuân theo Thiên Lệnh. Ông phải tôn kính các vị thần, và tôn trọng truyền thống, văn hóa, và tổ tiên của mình. Điều này không phải là yếu tố chỉ có ở Trung Quốc, mà trong suốt chiều dài lịch sử, những ví dụ tương tự có thể được tìm thấy trong thời La Mã cổ đại và thời trung cổ ở châu Âu.
Trong triều đại nhà Hán, Trung Quốc thành lập trường Imperial College cung cấp hệ thống giáo dục để khuyến khích tài năng. Trong suốt triều đại nhà Tùy, đế chế phát triển một hệ thống công bằng và khách quan để lựa chọn các quan chức và nhân viên. Cơ hội giáo dục bình đẳng cũng đã được mở ra cho người dân Trung Quốc sau khi Khổng Tử bắt đầu việc thực hành dạy tại gia. Nghệ thuật văn học cổ đại Trung Quốc cũng phát triển mạnh mẽ, không thời đại nào trong thời hiện đại có thể sánh bằng.
September 13, 2011