Chiến xa
Thời Trung Hoa cổ đại, chiến xa là loại xe phổ biến trong chiến trận. Chúng xuất hiện trong thời nhà Hạ khoảng 2.000 năm trước Công Nguyên, và được sử dụng để vận chuyển bộ binh và vũ khí trên chiến trường.
Chiến xa thường bố trí ba binh sĩ, người chỉ huy ở cánh trái, võ sĩ chiến đấu ở cánh phải, và ở giữa là người điều khiển chiến xa. Thời cổ, người lái chiến xa phải được huấn luyện đặc biệt về ngự, tức là nghệ thuật điều khiển chiến xa. Ngự vốn là một trong “lục nghệ” của Nho gia, tức là sáu điều được dạy bao gồm lễ (lễ nghi), nhạc (âm nhạc), xạ (bắn tên), ngự (điều khiển xe), thư (thư pháp), sổ (tính toán).
Trong thời Đông Chu liệt quốc (770-221 trước Công Nguyên), số lượng chiến xa được dùng làm thước đo sức mạnh của một quốc gia.
Chiến xa được trang bị các công cụ phòng ngự như mũ, áo giáp và khiên. Các binh khí tấn công của họ là thương, dùng để công kích chiến xa địch ở tầm ngắn, ngoài ra còn có cung tên để tấn công ở tầm xa. Một chiến xa thường bố trí ba giáp sỹ, 72 bộ binh, và 25 hậu cần, tổng cộng là 100 người.
Tuy nhiên, do hình trạng của chiến xa quá lớn nên di chuyển không linh hoạt, thường chỉ thích hợp với chiến đấu trên mặt đất bằng phẳng. Vào thời Nhà Hán (206 trước Công Nguyên – 220 sau Công Nguyên), chiến xa không còn được dùng nữa, thay thế vào đó là kỵ binh và bộ binh với tính cơ động cao hơn.
BChiến xa cũng được trang bị cờ, phướn, và trống trận để duy trì liên lạc và truyền lệnh giữa các chiến xa.
Trống trận thường xuất hiện trên các chiến xa trong các tiết mục biểu diễn Shen Yun. Trống trận Trung Hoa cổ đại đóng vai trò quan trọng trong chỉ huy tác chiến, cổ vũ sỹ khí, uy hiếp kẻ thù, và chỉ đạo thay đổi thế trận thiên biến vạn hóa trên trận mạc.
June 22, 2011