Cuộc Cách mạng Văn hóa
Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã trải qua nhiều "phong trào." Ở phương Tây, chúng ta có thể biết đến một phong trào xã hội như một nhóm người phản đối khi đối mặt với áp bức, đấu tranh cho tự do hay công lý. Nhưng trong những thập kỷ gần đây ở Trung Quốc, các hoạt động như thế lại đi ngược lại—các phong trào được nhà nước bảo trợ. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949 bởi cuộc cách mạng bạo lực, "đấu tranh giai cấp" là một trong những học thuyết chính yếu của nó. Các phong trào khác nhau đã được phát động trong một nỗ lực để loại trừ các nhóm khác nhau hoặc thành phần có tư tưởng nhận thức được xem là mối đe dọa đối với Đảng.
"Phong trào Trấn phản" đầu thập niên 1950 nhằm mục đích tiêu diệt các tôn giáo truyền thống Trung Quốc như là Phật giáo và Đạo giáo. Bởi vì Đảng tôn sùng học thuyết vô thần Mác xít, nên tôn giáo sinh hoạt trái với học thuyết của nó và được xem như một mối đe dọa đối với quyền lực của Đảng và sự trung thành của quần chúng.
"Phong trào chống cánh hữu" năm 1957 nhắm vào dân trí thức, vì họ có thể dễ dàng phân tích và vạch trần động cơ của Đảng. Hai phong trào này được thực hiện theo yêu cầu của Đảng và dẫn đến cuộc thảm sát giới trình độ văn hóa ưu tú của Trung Quốc, mở đường cho các lực lượng nòng cốt thay thế văn hóa truyền thống Trung Quốc bằng văn hóa của Đảng Cộng sản.
Cách mạng Văn hóa (1966-1976) là thảm họa đối với nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Trong suốt phong trào chính trị kịch liệt chưa từng có này, nền văn hóa 5.000 năm của Trung Quốc đã gần như hoàn toàn bị xóa sổ. Chiến dịch thành lập sự sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông và bắt cả nước thấm nhuần cách suy nghĩ và phong cách diễn ngôn của Mao. Di tích cổ và đồ cổ, thư pháp và tranh vẽ, cổ thư và kinh điển đều bị thiêu rụi. Đền thờ và tượng Thần đã bị đập tan thành tro bụi. Hàng triệu sinh mạng tử vong. Những ngày lễ truyền thống của Trung Quốc, các quy tắc của nghi thức, các hình thức vui chơi giải trí, thực sự, chính bản thân văn hóa, sẽ không bao giờ còn như trước nữa.
Bình luận thứ 6 của Cửu Bình về Đảng Cộng sản (được xuất bản bởi tờ báo Đại Kỷ Nguyên) cung cấp một bài tường thuật có hệ thống về giai đoạn lịch sử này.
September 11, 2011