Tìm kiếm vẻ đẹp thực sự
Là một nghệ sĩ múa Shen Yun mang chí nguyện khôi phục văn hoá truyền thống, vì để hiểu rõ hơn về văn hóa Trung Quốc và nâng cao trình độ nghệ thuật của mình, tôi đã đọc một số tài liệu lịch sử mỹ học cổ điển Trung Quốc để làm phong phú thêm hiểu biết của mình về thẩm mỹ của Trung Quốc cổ đại, sau khi đọc tôi đã hiểu sâu hơn thế nào là vẻ đẹp thực sự.
Đầu tiên, tôi nghĩ rằng nghệ thuật mang vẻ đẹp thực sự phải gợi mở được chính niệm của con người và nâng cao cảnh giới tinh thần của họ. Hầu hết các sáng tạo nghệ thuật cổ đại đều lấy trời đất, Thần minh và thiên nhiên làm chủ đề, ví dụ như thơ ca vũ nhạc thời thượng cổ chủ yếu là ca ngợi các vị Thần hoặc dùng để cầu nguyện, mặc dù bây giờ không còn thấy những bài ca và điệu múa mang khí thế khoáng đạt nữa, nhưng từ trong những tài liệu lịch sử được lưu giữ lại vẫn có thể cảm nhận rõ ràng sự kính ngưỡng của người xưa đối với chúng Thần và tự nhiên. Còn có rất nhiều bức tượng của các vị Thần Phật, Tiên nữ được chạm khắc trên các phiến đá và hang động, như bích họa Đôn Hoàng, Đại Phật Lạc Sơn v.v., khiến con người ngày nay đều cảm thấy vô cùng mãn nhãn.
Tư tưởng của Nho giáo và Đạo giáo lấy sự mộc mạc làm cái đẹp.
Ví dụ, trong “Thiên Đạo", Trang Tử nói: “Phu hư tĩnh điềm đạm tịch mạc vô chi giả, vạn vật chi bổn dã (nghĩa là: hư vô, tĩnh lặng, điềm đạm, tịch mịch, vô vi là căn bản của vạn vật). Tĩnh như thánh, động nhi vương, vô vi dã nhi tôn, phác tố nhi thiên hạ mạc năng dữ chi tranh mỹ" (nghĩa là: tĩnh lặng mà thành thì là thánh nhân, hành động mà thành thì là đế vương, vô vi mới có thể đạt được đị vị tôn thượng, một người có thể giữ cho mình bản tính thuần khiết thì chính là người hoàn mỹ nhất trong thiên hạ, không ai có thể sánh bằng), Khổng Tử cũng nói: “hội sự hậu tố". Tôi nghĩ đây là một biểu hiện của việc theo đuổi “Chân", bởi vì mộc mạc là trạng thái nguyên thủy nhất, và nó cũng là một biểu hiện chân thực nhất. Tất cả sự huy hoàng và phồn hoa chỉ có thể được thể hiện đầy đủ trên cơ sở giản đơn thuần khiết. Sự phức tạp và đa dạng trong thế giới ngày nay đã khơi dậy dục vọng và chấp trước của con người đối với sự vật, che lấp đi bản tính thuần khiết của con người và khiến con người ta không thể thấy được chân niệm của chính mình. Đối với một nghệ sĩ, chỉ khi cảnh giới tư tưởng và chuẩn mực đạo đức của bản thân được thăng hoa, thì mới có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật khiến người khác khởi chính niệm và nâng cao đạo đức. Trong “Trang Tử" có ghi lại một đoạn đối thoại của Khổng Tử với một người đánh cá, Khổng Tử hỏi người đánh cá rằng thế nào là “chân", người đánh cá trả lời: “Chân giả, tinh thành chi chí dã, bất tinh bất thành, bất năng động nhân….Chân tại nội giả, thần động vu ngoại, thị sở dĩ quý chân ngã” (nghĩa là: một người có thể thể hiện ra chân thành tuyệt đối sẽ làm rung động lòng người, còn người không có sự chân thành thì không thể khiến người khác cảm động được. Sự chân thành xuất phát từ nội tâm có thể biểu lộ qua thần sắc, vì vậy “Chân" là điều vô cùng đáng quý). Bất luận là âm nhạc, vũ đạo, hội hoạ hay điêu khắc, đối với bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào đều là cửa sổ để người nghệ sĩ biểu đạt thế giới nội tâm của mình, từ đó truyền cảm tới người khác.
Trong “Ngũ cử luận đài mỹ nhi sở đãi" của “Sở ngữ thượng - Quốc ngữ" có một câu như sau: “Phu mỹ dã giả, thượng hạ, nội ngoại, tiểu đại, viễn cận giai vô hại yên, cố viết mỹ". (Nghĩa là: những điều gọi là mỹ, thì bất luận là trên hay dưới, trong hay ngoài, xa hay gần, đều không có nguy hại gì, vì vậy mới được gọi là mỹ).
Trong khái niệm của từ “mỹ” có chứa một chữ “hòa". Cổ nhân cho rằng ý nghĩa của “hoà" rất quan trọng, trong đó đã bao hàm cả đạo trung dung, tức là không thể thái quá cũng không thể tụt hậu; cũng bao hàm cả cảnh giới sang hèn cùng hưởng. Hoàng đế Đường Thái Tông nói: “Chính giả, hoà chi vị dã" (nghĩa là: người chính trực đã mang trong mình chữ hoà). Một nghệ sĩ cần phải có một trái tim công bằng không thiên vị, mới có thể đến đến trạng thái của “hoà". Trong cuốn “Trung Dung" có nói: “Trung dã giả, thiên hạ chi da bản dã; hoà dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã". (nghĩa là: “trung” là bản tính của mỗi người đều có; còn “hoà" là nguyên tắc mà ai ai cũng cần tuân thủ"). Trong mỹ có cảnh giới của trung hoà, cũng chính là nói một nghệ thuật đẹp thực sự là có thể khiến con người trong mọi lĩnh vực đều có thể thưởng thức và có được sự giáo hoá, tuy nhiên để đạt được mỹ ở trình độ này cũng là điều vô cùng gian khó. Một nghệ sĩ không chỉ cần có một tâm hồn sáng tỏ thấu triệt, mà cần có cảnh giới mọi hướng đều rộng mở, mới có thể sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu.
Tất nhiên, các dân tộc khác nhau và các nền văn hoá khác nhau sẽ tồn tại một số khác biệt trong khái niệm về thẩm mỹ, nhưng nhận thức tổng thể về vẻ đẹp phổ quát cơ bản là giống nhau. Nhưng nhận thức về vẻ đẹp phổ quát và quan niệm đạo đức của con người là không thể tách rời. Thời cổ đại, theo đuổi nghệ thuật và khát vọng đối với vẻ đẹp của con người cao thượng như đối với tín ngưỡng vậy. Các bức tượng Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại thể hiện tỷ lệ vàng hoàn hảo và hình dáng cường tráng của cơ thể con người, đó là bởi vì họ coi cơ thể con người là biểu hiện của nghệ thuật ở trình độ cao nhất. Còn Trung Quốc cổ đại thì không nhấn mạnh vẻ bề ngoài mà coi nội hàm tinh thần xuyên suốt toàn bộ nền văn hoá dân tộc trong tu dưỡng nội tại, điều thể hiện ra là cảnh giới nghệ thuật bác đại tinh thâm. Tuy nhiên, sự nhận thức và theo đuổi cái đẹp của con người hiện đại rất khác biệt so với con người cổ đại, con người hiện nay thường vì theo đuổi những kích thích và ham muốn về vật chất mà không thể lĩnh hội được ý nghĩa thật sự của vẻ đẹp. Chỉ có tuân theo văn hoá chính thống, con người mới hiểu được thế nào là vẻ đẹp thực sự.
Tìm kiếm vẻ đẹp thực sự