Cao thủ võ lâm của núi Võ Đang
Ẩn mình giữa những đỉnh núi và vách đá của núiVõ Đang là một dãy các ngôi đền Đạo Lão cổ đại. Ở trên đỉnh cầu thang lộng gió làm bằng đá xám lớn, chúng tôi bước vào cổng của một trong số đền. Ở đó, trong một sân lớn, chúng tôi thấy một nhóm thanh niên, những người tầm Đạo, đang luyện võ. Cầm quạt trang trí phù hiệu với biểu tượng thái cực âm-dương, họ cẩn thận đi từng bước theo mô hình tròn, động tác của họ lưu loát như nước chảy.
Cảnh trí yên tĩnh thình lình bị gián đoạn khi họ bổng nhiên đánh nhau dữ dội và biểu diễn các bước nhảy lơ lững trên không và bật lộn mình thật cao. Buổi tập dược kết thúc, các ông Đạo trở về vị trí của mình, hoàn thành sự cân bằng của cương và nhu, động và tĩnh.
Núi Võ Đang (武當山) là một chứng minh điển hình của triết lý Đạo giáo là lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương. Vượt qua khỏi khu phố nhộn nhịp và xa thế giới trần tục tiến vào những đám mây mù sương, là lập tức hùng vĩ và thanh thản.
Tại đỉnh cao nhất của nó, không hổ danh là "Đỉnh Thiên Trụ” (天柱峰) cao ngất trời tới 1.613 mét, và được bao quanh bởi một bức tranh toàn cảnh nhấp nhô của 72 đỉnh, 36 vách đá, và 24 dòng suối. Thêm vào đó là hàng thông cao vút và vô số các sắc thái của màu lá cây xanh biết kéo dài vào tận chân trời, và bạn có được một bức tranh sống động của một bức họa sơn thủy Trung Hoa vượt thời gian.
Sườn núi được trang trí bởi một phức phủ của những ngôi chùa Đạo cổ xưa và tu viện thì nằm cheo leo bất khả tư nghì bên dốc đứng cao chót vót. Những kiến trúc tuyệt tác này được dựng lên trãi qua quá trình của năm triều đại—Đường, Tống, Nguyên, Minh, và nhà Thanh—kéo dài hơn một thiên niên kỷ của lịch sử Trung Quốc.
Phần lớn những gì còn lại ngày hôm nay là kết quả của một dự án xây dựng to lớn được thực hiện bởi hoàng đế Vĩnh Lạc của triều đại nhà Minh trong những năm đầu thế kỷ XV. Và hôm nay, Núi Võ Đang nổi tiếng là cái nôi của Đạo giáo.
Võ Đang và Võ Thuật
Võ Đang được tôn xưng là "Thiên Hạ Đệ Nhất Tiên Sơn" (天下第一仙山). Qua nhiều thế kỷ, ngọn núi linh thiêng này là điểm lựa chọn của những người tu luyện Đạo, trở thành trung tâm chính cho những ai tầm sư học đạo.
Ngoài việc là một nơi cho tâm linh, núi Võ Đang cũng là đất của võ thuật Đạo—Võ Đang Quyền,một võ thuật đặt tầm quan trọng vào tâm trí và tinh thần là nguồn sức mạnh.
Người tu nổi tiếng nhất của Núi Võ Đang là ẩn sĩ Trương Tam Phong. Lịch sử của Nhà Minh mô tả ông cao bảy mét Anh, với thân hình của một cây tùng, và râu có hình dạng như giáo. Ông được cho là đã sống như một con người hơn 200 năm và đạt được sự bất tử như một vị thần. Ông là người sáng lập của phong cách võ thuật Thái Cực Quyền, hoặc tài chi, mà vẫn phổ biến (mặc dù phần lớn đã bị sửa đổi) cho đến ngày nay.
Vở múa quạt của năm nay "Các cao thủ võ lâm Núi Võ Đang" minh họa cho sức mạnh nhẹ nhàng của các cao thủ Võ Đang và mang biểu tượng tài chi sống động trên sân khấu.
Võ Đang Thông qua Vũ Múa
Đừng nhầm lẫn, tuy nhiên, những gì chúng tôi đang thực hiện là vũ múa cổ điển Trung Hoa, không phải là võ thuật. Hai loại hình nghệ thuật truyền thống có một lịch sử chung, ám chỉ bởi thực tế là các ký tự vũ múa Trung Hoa và võ thuật cùng được phát âm là wǔ. Và các hình thức đầu của vũ múa cổ điển Trung Hoa, đặc biệt là các kỹ thuật nhào lộn khác nhau, đã được truyền lại phần nào thông qua võ thuật.
Nhưng, theo diễn viên Ming Liu (không liên quan) viết về nó trong blog của mình, bạn có thể nghĩ về họ như anh em sinh đôi sinh ra 5.000 năm trước có tính tình rất khác nhau.
Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về lịch sử của vũ múa cổ điển Trung Hoa và về mối quan hệ của nó với võ thuật, bạn nhất định đọc bài viết của Ông Lý Hồng Chí về vũ múa cổ điển Trung Hoa.
Bạn đã xem vở múa "Các cao thủ võ lâm của Núi Võ Đang" năm nay chưa? Xem bạn có thể nhận ra sự ám chỉ đến biểu tượng thái cực âm dương trong các động tác và lập hình của chúng tôi. Và xin vui lòng viết cho tôi trong phần ý kiến dưới đây để tôi biết những gì bạn nghĩ!
Gary Liu
Diễn viên cùng Công ty Lưu diễn của Shen Yun
April 15, 2014