Thư pháp Trung Hoa vỡ lòng
Một bức tranh đáng giá ngàn lời - nhưng trong ngôn ngữ tiếng Trung, mỗi chữ viết lại chính là một bức tranh.
Trong ký tự tiếng Trung, chỉ có sáu nét cơ bản và khi kết hợp các nét theo những cách khác nhau sẽ tạo ra các từ hay chữ mang ý nghĩa khác nhau. Bạn cần phải biết khoảng 3.000 chữ để đọc một tờ báo, 5.000 chữ để sử dụng thông thạo, và 8.000 chữ nếu bạn muốn trở thành một học giả. Tiếng Trung có khoảng 50.000 chữ, nhưng trong giao tiếp hàng ngày chỉ dùng một phần nhỏ trong số đó.
Cũng như trang phục, y dược, nông nghiệp và các yếu tố khác tạo nên “nền văn hóa Thần truyền” Trung Hoa, chữ viết được coi như một món quà do Thần ban tặng. Truyền thuyết cổ xưa nhất là câu chuyện về người phát minh ra chữ viết Trung Hoa—Thương Hiệt, sống vào khoảng năm 2650 trước công nguyên, cách đây gần 5.000 năm. Ông có bốn mắt, nhưng đó là một câu chuyện khác.
Qua các thế hệ, các triều đại nối tiếp nhau, những người vận dụng khéo léo món quà chữ viết trời ban này đều được tôn kính. Hoàng đế khắc chiếu chỉ trên tấm bia và sườn núi để lưu lại cho hậu thế; quan viên viết ra những áng thi ca cảm động châm ngòi rồi kết thúc chiến tranh; nhà thơ khắc họa lại lịch sử với sắc thái bi ai và hào hùng đã được chép lại và phổ nhạc thành bài hát, lâu dần cũng trở thành lịch sử.
Thư pháp Trung Hoa là nghệ thuật viết chữ, yêu cầu phải hiểu bốn loại vật dụng sau: bút lông, nghiên mực, thỏi mực, và giấy gạo. Đây cũng được gọi là bốn báu vật của môn nghệ thuật này. Những công cụ viết chữ này là dấu hiệu nhận biết sự giáo dục tinh tế; thêm vào đó còn có ống bút, chặn giấy, và con dấu.
Sáu nét cơ bản của thư pháp Trung Hoa
Sáu nét cơ bản tạo nên cốt lõi của thư pháp Trung Hoa. Nét ngang là một đường thẳng (一) viết từ trái sang phải đó cũng có nghĩa là "nhất"; nhị và tam là hai (二) và ba (三) nét ngang. Sổ là một nét thẳng viết từ trên xuống dưới như một cây cột. Phẩy là nét vẽ từ phía trên bên phải xuống phía dưới bên trái, Nét vẽ ngược lại của nó là nétmác. Tiếp theo là nét chấm, tức là một chấm nhỏ và nét hất là viết từ dưới bên trái lên trên. 6 nét vẽ tiếp tục tổ hợp và tạo thành các nét khác, sau đó lại tiếp tục được kết hợp với nhau để tạo thành nhiều từ và ý nghĩa hơn.
Thứ tự nét chữ rất quan trọng. Bạn không thể tự ý vẽ ra những chữ này và nghĩ rằng đó là cách làm đúng. Có những quy tắc cơ bản về thứ tự nét chữ, đó là trên xuống dưới, trái sang phải, ngoài vào trong. Giống như một điệu nhảy được bố trí kỹ lưỡng, một nét viết đẹp cân đối phải có trật tự. Cũng như triết học Trung Hoa, sự hòa hợp là mục tiêu cuối cùng.
Thông thường chữ tiếng Trung có nhiều lớp ý nghĩa. Từ trong tiếng Trung có thể gồm một hoặc nhiều chữ và mỗi chữ được hợp thành từ các bộ phận của nó (còn gọi là bộ thủ), cũng là các thành phần đơn giản hơn với ý nghĩa cơ bản, qua đó hình thành chữ phức tạp với ý nghĩa sâu xa hơn.
Ví dụ, "hello" trong tiếng Anh là một từ, trong khi nǐhǎo trong tiếng Trung là một từ ghép của hai chữ nǐ (你) và hǎo (好). Những chữ này lại có các thành phần riêng của nó: nǐ, có nghĩa là bạn, được hình thành từ bộ nhân (人) và bộ nhĩ (尔); hǎo, có nghĩa là tốt, được tạo thành từbộ nữ (女) và bộ tử (子). Đây là một trong những ví dụ đơn giản, nhưng còn nhiều thứ phức tạp hơn và phong phú hơn (nếu thích, bạn có thể xem loạt bài trên trang Facebook Shen Yun của chúng tôi có tên là "Tiếng Trung 101" để khám phá các ký tự khác nhau và những nội hàm của chúng).
Ngày nay, bạn có thể thấy tiếng Trung có hai phương thức viết khác nhau: đó là chữ giản thể (sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc Đại lục) và chữ phồn thể truyền thống (sử dụng tại Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao). Chữ phồn thể truyền thống đã gìn giữ những di sản thông qua những nét chữ tinh tế và đẹp đẽ—các ký tự phồn thể được viết ngày nay vẫn giống như cách chúng được viết từ hàng ngàn năm trước.
Và bởi vì chúng có nguồn gốc từ thời cổ xưa, thời mà người ta kể rằng trên thế gian có vô số các vị thần tiên và những thánh nhân giải mã lời các vị thần bằng cách đọc các ký tự trên xương. Những chữ viết của ngôn ngữ Trung Hoa được hun đúc bởi nền văn hóa Thần truyền này. Và nó vẫn còn tồn tại ở đó, với những nội hàm phía sau, chờ đợi chúng ta khám phá.
Thư pháp Trung Hoa vỡ lòng
May 5, 2016