Phụ kiện được lấy cảm hứng từ Thời trang của Dân tộc Thiểu số
Các nét truyền thống của dân tộc thiểu số luôn đóng một vai trò quan trọng lâu đời trong lĩnh vực thời trang — ngay cả ngày nay, các nhà thiết kế hàng đầu thường du ngoạn đến những vùng núi cao và đi vào trong rừng sâu để tìm nguồn cảm hứng từ các nền văn hóa bản địa.
Tuy nhiên, du lịch vòng quanh thế giới tạm thời không phải là một lựa chọn tốt, vậy nên chúng tôi sẽ mời bạn tham gia một chuyến đi nhỏ đến những vùng miền khác nhau ở Trung Quốc. Bạn sẽ làm quen với các loại trang sức và phong cách đa dạng của các nhóm dân tộc thiểu số, và thậm chí có lẽ bạn sẽ tìm được nguồn cảm hứng cho một phong cách khiến bạn trở nên tỏa sáng lấp lánh.
Chúng ta hãy bắt đầu nhé!
Trạm dừng đầu tiên - Dân tộc Di
Chúng ta bắt đầu từ vùng Tây Nam của Trung Quốc, quê hương của dân tộc Di. Dân tộc Di là một tộc người thiểu số cổ xưa có nhiều chi hệ khác nhau, mỗi chi hệ lại có phục trang riêng biệt.
Phong cách của dân tộc Di ở vùng Lương Sơn là phong cách thường thấy nhất trong các buổi diễn của Shen Yun.
Đàn ông ở Lương Sơn thường dùng một tấm vải đen quấn quanh đầu, chừa lại một đầu để tạo thành hình chóp trang trí.
Mũ đội đầu của phụ nữ được làm từ chiếc khăn hình chữ nhật thêu hoa tinh xảo, cùng với bím tóc dài vấn ở trên để cố định chiếc khăn.
Một nét đặc trưng khác của trang phục dân tộc Di là chiếc váy gấp nếp rực rỡ sắc màu. Thời xưa, chiếc váy gấp nếp là một biểu tượng cho địa vị xã hội — càng cao quý, càng có nhiều nếp gấp. Chiếc váy có dáng xòe và được may từ nhiều lớp vải có màu sắc rực rỡ.
Hẳn là bạn vẫn còn nhớ những chiếc váy rực rỡ sắc màu xuất hiện trong tiết mục vũ đạo “Thiếu nữ dân tộc Di” của Shen Yun. Và trước khi tiếp tục hành trình, chúng ta hãy dừng chân một chút ở cửa hàng quà tặng duy nhất của chúng tôi trong chuyến đi này:
Nếu bạn là một trong nhiều khán giả yêu thích chiếc váy này, hãy nhớ ghé xem chiếc khăn choàng tao nhã của dân tộc Di ở Shen Yun Shop — một món phụ kiện bắt mắt, có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Theo như chúng tôi biết, nó cũng là một trong những phụ kiện bán chạy nhất của Shen Yun Shop.
Trạm dừng thứ hai - Tây Tạng
Từ vùng Tây Nam của Trung Quốc, chúng ta tiếp tục đi xa hơn về phía Tây, và sau đó lên cao 12.000 feet để đến với cao nguyên tuyết phủ của dãy Himalayas (chớ lo lắng, chuyến đi này không kèm chứng sợ độ cao). Tất nhiên nơi đây là quê hương của tộc người có nền văn hóa huy hoàng và lịch sử xa xưa. Chúng tôi tôn vinh di sản văn hóa Tây Tạng trong nhiều tác phẩm của Shen Yun, và cũng mong một ngày nào đó sẽ được phép biểu diễn ở đó — hoặc bất cứ nơi nào ở Trung Quốc.
Bên dưới mũ đội đầu còn có nhiều kiểu tóc khác nhau. Vùng Kham của Tây Tạng nổi tiếng với kiểu tóc đặc trưng của họ. Đàn ông Tây Tạng ở vùng miền khác thường để tóc xõa; nhưng đàn ông ở vùng Kham lại tết bím bằng sợi yak và quấn quanh đầu.
Quay trở lại chủ đề thời trang. Mũ đội đầu là một phần rất quan trọng trong trang phục truyền thống của người Tây Tạng. Quần áo thông thường mặc hàng ngày nói riêng cũng có khoảng 20 loại khác nhau.
Phụ nữ ở vùng Kham làm tóc khá mất thời gian … Đầu tiên, bạn phải tết tóc thành những bím nhỏ, sau đó cột lại thành một bím tóc lớn. Họ còn trang trí tóc bằng các loại đá quý như hổ phách, mã não, hay ngọc lam. Nếu tết bím là phong cách của bạn, thì lần tới bạn hãy thử làm tóc theo kiểu Tây Tạng nhé!
Trạm dừng thứ ba - Dân tộc Triều Tiên ở Trung Quốc
Ở đây chúng tôi không phải nói đến đất nước của các ngôi sao Hàn Quốc, mà là nói đến một trong các dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Dân tộc Triều Tiên ở Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với người Triều Tiên ở trên bán đảo, mặc dù ngôn ngữ của họ có hơi khác biệt. Tộc người Triều Tiên ở Trung Quốc định cư chủ yếu ở ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc là Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang. Trang phục truyền thống của dân tộc Triều Tiên ở Trung Quốc tôn vinh nét đẹp đơn giản vượt thời gian. Đối với đàn ông, mũ đội đầu chủ yếu là gat — loại mũ có khung làm bằng tre và một lớp voan mỏng màu đen.
Phụ nữ chưa kết hôn thường tết bím đơn với một dải ruy băng nhiều màu cột ở đuôi tóc. Ngược lại, phụ nữ đã kết hôn sẽ búi tóc thấp với một chiếc trâm cài truyền thống.
Nếu bạn muốn thử làm kiểu tóc này ở nhà, cô Jade Zhan nhắn nhủ chúng ta không nên dùng chiếc đũa thay cho trâm cài, “để tránh kiểu tóc của bạn trở thành món khai vị tiếp theo”.
Trạm dừng cuối cùng - Dân tộc Miêu hay H'Mông
Để kết thúc chuyến đi này, chúng ta sẽ hướng về phía nam để thăm dân tộc Miêu hay H'Mông, một trong các nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Quốc. Đối với người Mèo, trang sức bạc là một phần không thể thiếu trong cả văn hóa và trang phục truyền thống của họ.
Các loại trang sức bằng bạc phụ nữ Mèo có thể lựa chọn bao gồm mũ miện, quạt, sừng, trâm cài tóc, hoa cài đầu, xước tóc, khóa và dây chuyền. Vào những dịp trang trọng, một người phụ nữ Mèo trang điểm đầy đủ có thể mang trên người khoảng 14kg trang sức bạc!
Tiết mục vũ đạo “Ngôi làng dân tộc Miêu” là một trong những tiết mục múa dân tộc thú vị và khó quên nhất của Shen Yun. Nó phác họa một bức tranh truyền thống cổ xưa với những chiếc váy gấp nếp thuần túy, trang sức bạc lấp lánh được làm công phu và hoa văn được thêu tinh xảo.
***
Ở Trung Quốc có hơn 50 nhóm dân tộc thiểu số chính thức, mỗi dân tộc lại có phụ kiện và trang phục truyền thống độc đáo riêng biệt. Nếu bạn đã từng được truyền cảm hứng bởi phong cách của các dân tộc thiểu số khác, thì hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi ở bên dưới.
Cám ơn các bạn đã nhấp chọn và đọc bài, chúng tôi hy vọng các bạn thích thú chuyến đi này, đồng thời cũng mang về nhà một số nguồn cảm hứng về thời trang!
Phụ kiện được lấy cảm hứng từ Thời trang của Dân tộc Thiểu số